Những ca khúc phổ thơ của thi sĩ Du Tử Lê
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2012-01-15
Thưa quí vị, là một trong những thi sĩ có số lượng thơ được phổ nhạc nhiều nhất, lên tới hơn 300 bài hát, thi sĩ Du Tử Lê không chỉ nổi tiếng với người Việt cả trong nước và hải ngoại, mà một số bản thơ tình của ông cũng được các nhà xuất bản Hoa Kỳ dịch thuật và sử dụng làm tài liệu giảng dạy trong một số trường đại học.Trong chương trình âm nhạc cuối tuần kỳ này, Vũ Hoàng xin trân trọng giới thiệu đôi nét về những tác phẩm nhạc được phổ thơ của thi sĩ Du Tử Lê.
Khúc Thụy Du (Thiên Kim – Nguyên Khang)
Quý vị mới nghe trích đoạn ca khúc Khúc Thụy Du qua tiếng hát Thiên Kim – Nguyên Khang. Sau đây mời quí vị nghe buổi trò chuyện của Vũ Hoàng với thi sĩ Du Tử Lê.
Nhà thơ Du Tử Lê: Câu hỏi của Vũ Hoàng làm tôi cũng lúng túng. Chính bản thân tôi cũng không biết vì sao cả. Hồi đầu số người phổ nhạc bắt đầu là những ông như Nguyễn Hiền, rồi Phạm Duy, Phạm Đình Chương. Hồi ở Việt Nam trước năm 1975, thì lúc đầu tôi nghĩ đó là một cái duyên, nhưng sau đó, nhiều quá tôi cũng không biết làm sao. Câu trả lời rất thành thật thưa quí thính giả và thưa Vũ Hoàng.
Vũ Hoàng: Dạ vâng, Vũ Hoàng có nói chuyện với nhạc sĩ Từ Công Phụng thì được ông cho biết là trong thơ của thi sĩ có sự nhân cách hóa được những sự vật, những điều rất bình thường để biến nó thành như những con người trong thơ.
Nhà thơ Du Tử Lê: Có lẽ nhận định của nhạc sĩ Từ Công Phụng cũng là một nhận định. Nhưng như vậy, chúng ta sẽ nói sang phần kỹ thuật một chút, thì tôi hy vọng thính giả không khó chịu lắm.
Vũ Hoàng: Thưa ông, Vũ Hoàng cũng không am hiểu nhiều về thơ, thì thấy rằng luật bằng trắc đôi khi phải rơi vào những giai điệu lên xuống của bài hát thì nghe mới xuôi được, không biết chuyện dấu, sắc hỏi huyền ngã… thi sĩ Du Tử Lê sẽ chọn và đặt như thế nào?
Nhà thơ Du Tử Lê: Câu hỏi rất là hay, hay lắm. Tôi không chú ý đến cái đó. Tôi lấy một thí dụ cụ thể nhé. Một trong những người trẻ phổ nhạc thơ của tôi là nhạc sĩ Trần Duy Đức, anh có phổ một bài khá thành công là bài Ở Chỗ Nhân Gian Không Thể Hiểu. Thì Vũ Hoàng thấy rằng ngay câu đầu tiên của tôi là 2 vần trắc đi với nhau: Ở – vần trắc, Chỗ – vần trắc. Chưa kể là ông Phạm Đình Chương hay anh Trần Duy Đức chọn phổ những bài thơ tự do, không có vần điệu, không đều đặn, không êm ả đâu. Khi tôi làm thơ thì không hề có chủ tâm để phổ nhạc, chưa bao giờ có ý định đó cả.
Vũ Hoàng: Vâng bản Khúc Thụy Du thì sao ạ?
Nhà thơ Du Tử Lê: Vũ Hoàng có biết là trước khi phổ nhạc bài đó thì tôi và ông Anh Bằng hoàn toàn không biết nhau, ông đi mua sách của tôi, cuốn tôi tái bản bên này. Một buổi tối ông đi tìm tôi, tôi có một quán cà phê nho nhỏ, ông nói là xin gặp ông Du Tử Lê, tôi bảo tôi chính là Du Tử Lê đây, anh cần cái gì.
Chuyện vui lắm, tôi viết xuống rồi, bây giờ tôi kể lại cho Vũ Hoàng và quí thính giả nghe, thì ông nói tôi là Anh Bằng đây, tôi mới nói tôi biết anh, anh cần gì không. Thì lúc đó ông nói, tôi mới đi mua cuốn sách của anh, lúc đó còn anh anh tôi tôi và tôi phổ một bản nhạc mà tôi không biết hát. (cười). Vâng, tôi muốn đưa một cái rất tình cờ như vậy. Rất nhiều người nhạc sĩ khi họ phổ thơ của tôi, họ không biết tôi là ai cả, tôi cũng chẳng biết họ là ai cả.
Vũ Hoàng: Vâng, nó như một duyên số đến với nhau phải không ạ?
Nhà thơ Du Tử Lê: Vâng, nó là một duyên nghiệp, nếu nó hay, nó sẽ chắp cánh cho bài thơ, thì mình gọi là cái duyên, nếu nó dở, nó giết bài thơ thì mình gọi là cái nghiệp. (cười).
Trong đó có một bài 4-5 người phổ, mỗi người cho bản nhạc một version (thể điệu) khác nhau. Tôi thí dụ bài Ơn Em, người đầu tiên phổ không phải là Từ Công Phụng, người đầu tiên là nhạc sĩ Phạm Duy, ông phổ điệu ballad có pha Tây Nguyên, ông giữ nguyên văn “Kiếp Sau Xin Giữ Lại Đời Cho Nhau”. Khoảng 2 năm sau, ông Từ Công Phụng thấy bài đó, thì ông nói rằng biết nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc rồi, nhưng ông nghĩ là ông có thể cho nó một version khác (thể điệu). Cũng giống một bức tranh, mỗi người nhìn một bức tranh khác nhau, khi phổ nhạc thì anh Từ Công Phụng cắt đi để khỏi trùng tên và chọn nhan đề Giữ Đời Cho Nhau.
Vũ Hoàng: Vâng, tuyệt vời ạ. Đó là điểm rất đặc biệt đấy ạ. Vũ Hoàng cám ơn thi sĩ rất nhiều đã dành thời gian cho buổi trò chuyện hôm nay ạ. Bây giờ bắt đầu vào phần âm nhạc, mời quí vị nghe lại bản Giữ Đời Cho Nhau do nhạc sĩ Từ Công Phụng phổ nhạc.
Giữ Đời Cho Nhau (Vũ Khanh)
Để tiếp nối, mời quí vị nghe bản: Ca Khúc Của Lê do nhạc sĩ Đăng Khánh phổ nhạc.
Ca Khúc Của Lê (Tuấn Ngọc)
Trước khi chia tay, mời quí vị nghe bài hát: Dòng Suối Trăm Năm qua tiếng hát ca sĩ Trần Thái Hoà do nhạc sĩ Trần Duy Đức phổ nhạc. Vũ Hoàng xin chào và hẹn gặp lại quí vị trong chương trình tuần sau.
Dòng Suối Trăm Năm (Trần Thái Hoà)
Khúc Thụy Du (Thiên Kim – Nguyên Khang)
Quý vị mới nghe trích đoạn ca khúc Khúc Thụy Du qua tiếng hát Thiên Kim – Nguyên Khang. Sau đây mời quí vị nghe buổi trò chuyện của Vũ Hoàng với thi sĩ Du Tử Lê.
Duyên nghiệp
Vũ Hoàng: Trước hết, cám ơn ông đã dành cho đài ACTD buổi trò chuyện hôm nay ạ. Vũ Hoàng muốn biết vì sao rất nhiều nhạc sĩ lại chọn thơ của ông để phổ nhạc. Có điểm đặc biệt gì trong những bài thơ đó mà rất nhiều trong số này đã thành công không thưa ông?Nhà thơ Du Tử Lê: Câu hỏi của Vũ Hoàng làm tôi cũng lúng túng. Chính bản thân tôi cũng không biết vì sao cả. Hồi đầu số người phổ nhạc bắt đầu là những ông như Nguyễn Hiền, rồi Phạm Duy, Phạm Đình Chương. Hồi ở Việt Nam trước năm 1975, thì lúc đầu tôi nghĩ đó là một cái duyên, nhưng sau đó, nhiều quá tôi cũng không biết làm sao. Câu trả lời rất thành thật thưa quí thính giả và thưa Vũ Hoàng.
Vũ Hoàng: Dạ vâng, Vũ Hoàng có nói chuyện với nhạc sĩ Từ Công Phụng thì được ông cho biết là trong thơ của thi sĩ có sự nhân cách hóa được những sự vật, những điều rất bình thường để biến nó thành như những con người trong thơ.
Nhà thơ Du Tử Lê: Có lẽ nhận định của nhạc sĩ Từ Công Phụng cũng là một nhận định. Nhưng như vậy, chúng ta sẽ nói sang phần kỹ thuật một chút, thì tôi hy vọng thính giả không khó chịu lắm.
Vâng, nó là một duyên nghiệp, nếu nó hay, nó sẽ chắp cánh cho bài thơ, thì mình gọi là cái duyên, nếu nó dở, nó giết bài thơ thì mình gọi là cái nghiệp.Thơ thì có kỹ thuật của nó. Kỹ thuật căn bản của thơ là so sánh, vật này với vật kia, liên tưởng, liên tưởng vật này với vật khác, thứ ba là nhân cách hóa và thứ tư là ẩn dụ. Đồng thời tôi cũng chủ tâm linh động hóa những sự vật nó cố định. Nếu mình không nhân cách hóa được thì linh động hóa, cho nó một sức sống hay là một sự chuyển động thì đó là quan niệm của tôi, cũng tạm gọi là đặc biệt đi.Nhà thơ Du Dử Lê
Vũ Hoàng: Thưa ông, Vũ Hoàng cũng không am hiểu nhiều về thơ, thì thấy rằng luật bằng trắc đôi khi phải rơi vào những giai điệu lên xuống của bài hát thì nghe mới xuôi được, không biết chuyện dấu, sắc hỏi huyền ngã… thi sĩ Du Tử Lê sẽ chọn và đặt như thế nào?
Nhà thơ Du Tử Lê: Câu hỏi rất là hay, hay lắm. Tôi không chú ý đến cái đó. Tôi lấy một thí dụ cụ thể nhé. Một trong những người trẻ phổ nhạc thơ của tôi là nhạc sĩ Trần Duy Đức, anh có phổ một bài khá thành công là bài Ở Chỗ Nhân Gian Không Thể Hiểu. Thì Vũ Hoàng thấy rằng ngay câu đầu tiên của tôi là 2 vần trắc đi với nhau: Ở – vần trắc, Chỗ – vần trắc. Chưa kể là ông Phạm Đình Chương hay anh Trần Duy Đức chọn phổ những bài thơ tự do, không có vần điệu, không đều đặn, không êm ả đâu. Khi tôi làm thơ thì không hề có chủ tâm để phổ nhạc, chưa bao giờ có ý định đó cả.
Vũ Hoàng: Vâng bản Khúc Thụy Du thì sao ạ?
Nhà thơ Du Tử Lê: Vũ Hoàng có biết là trước khi phổ nhạc bài đó thì tôi và ông Anh Bằng hoàn toàn không biết nhau, ông đi mua sách của tôi, cuốn tôi tái bản bên này. Một buổi tối ông đi tìm tôi, tôi có một quán cà phê nho nhỏ, ông nói là xin gặp ông Du Tử Lê, tôi bảo tôi chính là Du Tử Lê đây, anh cần cái gì.
Chuyện vui lắm, tôi viết xuống rồi, bây giờ tôi kể lại cho Vũ Hoàng và quí thính giả nghe, thì ông nói tôi là Anh Bằng đây, tôi mới nói tôi biết anh, anh cần gì không. Thì lúc đó ông nói, tôi mới đi mua cuốn sách của anh, lúc đó còn anh anh tôi tôi và tôi phổ một bản nhạc mà tôi không biết hát. (cười). Vâng, tôi muốn đưa một cái rất tình cờ như vậy. Rất nhiều người nhạc sĩ khi họ phổ thơ của tôi, họ không biết tôi là ai cả, tôi cũng chẳng biết họ là ai cả.
Vũ Hoàng: Vâng, nó như một duyên số đến với nhau phải không ạ?
Nhà thơ Du Tử Lê: Vâng, nó là một duyên nghiệp, nếu nó hay, nó sẽ chắp cánh cho bài thơ, thì mình gọi là cái duyên, nếu nó dở, nó giết bài thơ thì mình gọi là cái nghiệp. (cười).
Hơn 300 bài thơ được phổ nhạc
Vũ Hoàng: Bây giờ Vũ Hoàng quay lại thơ của chú, Vũ Hoàng biết rất nhiều nhạc sĩ phổ thơ của chú, thì chú có thống kê được bao nhiêu bài đã được phổ rồi không ạ?Nhà thơ Du Tử Lê: Thống kê thì không thể thống kê được, ước lượng thì có thể được, riêng nhạc sĩ Anh Bằng đã khoảng trên 20 bài, nhạc sĩ Song Ngọc cũng phổ nhạc khoảng 50-60 bài, nhạc sĩ Trần Duy Đức cũng phổ trên 20 bài, anh Khang Thụy phổ thơ tôi khoảng 40 bài, nếu bây giờ tôi gom lại tất cả những bài thơ đó, thì con số sẽ không dưới 300 bài thơ.Trong đó có một bài 4-5 người phổ, mỗi người cho bản nhạc một version (thể điệu) khác nhau. Tôi thí dụ bài Ơn Em, người đầu tiên phổ không phải là Từ Công Phụng, người đầu tiên là nhạc sĩ Phạm Duy, ông phổ điệu ballad có pha Tây Nguyên, ông giữ nguyên văn “Kiếp Sau Xin Giữ Lại Đời Cho Nhau”. Khoảng 2 năm sau, ông Từ Công Phụng thấy bài đó, thì ông nói rằng biết nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc rồi, nhưng ông nghĩ là ông có thể cho nó một version khác (thể điệu). Cũng giống một bức tranh, mỗi người nhìn một bức tranh khác nhau, khi phổ nhạc thì anh Từ Công Phụng cắt đi để khỏi trùng tên và chọn nhan đề Giữ Đời Cho Nhau.
Vũ Hoàng: Vâng, tuyệt vời ạ. Đó là điểm rất đặc biệt đấy ạ. Vũ Hoàng cám ơn thi sĩ rất nhiều đã dành thời gian cho buổi trò chuyện hôm nay ạ. Bây giờ bắt đầu vào phần âm nhạc, mời quí vị nghe lại bản Giữ Đời Cho Nhau do nhạc sĩ Từ Công Phụng phổ nhạc.
Giữ Đời Cho Nhau (Vũ Khanh)
Để tiếp nối, mời quí vị nghe bản: Ca Khúc Của Lê do nhạc sĩ Đăng Khánh phổ nhạc.
Ca Khúc Của Lê (Tuấn Ngọc)
Trước khi chia tay, mời quí vị nghe bài hát: Dòng Suối Trăm Năm qua tiếng hát ca sĩ Trần Thái Hoà do nhạc sĩ Trần Duy Đức phổ nhạc. Vũ Hoàng xin chào và hẹn gặp lại quí vị trong chương trình tuần sau.
Dòng Suối Trăm Năm (Trần Thái Hoà)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét