Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện nói về CD Kim Vân Kiều
Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
2008-06-01
Chương trình VHNT tuần này Mặc Lâm giới thiệu đến với quý vị nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện hiện đang sống tại Pháp. Ông đã phổ nhạc toàn bộ tác phẩm Kim Vân Kiều của Nguyễn Du thành hơn 70 ca khúc.
Tác phẩm này được nhạc sĩ Vĩnh Thiện ấp ủ trong nhiều năm và mới đây được ông cho ra mắt 3 CD đầu tiên. Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện là kỹ sư tin học hiện đang làm việc tại Paris. Ông đã sớm bước chân vào lãnh vực âm nhạc từ thập niên 1960 và là một trong những khuôn mặt của phong trào nhạc trẻ tại Sài Gòn lúc bấy giờ. Sang du học điện toán tại Pháp, ông học thêm tây ban cầm tại Hàn Lâm Viện Âm Nhạc Paris và ông cũng là người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp tại nhạc viện nổi tiếng này.
Tình cờ
Nói về nguyên nhân dẫn tới việc ông quyết định phổ những bài thơ trong Kim Vân Kiều thành ca khúc, nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện cho biết:
Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện : Rất tình cờ là hôm đó trong tủ sách của Thiện có một cuốn sách của người ta để trong tủ sách đó là sách Kim Vân Kiều mà đã bị mục nát rồi. Nó rách rưới lung tung hết.
Thấy quyển sách đó, Thiện đem ra để dán lại, làm lại bìa và dán lại cho sạch sẻ để lại vào tủ. Lúc Thiện dán lại quyển sách thì trong đầu Thiện chợt hiện lại những hình ảnh ngày xưa khi học Truyện Kiều, nhớ lại "Trăm năm trong cõi người ta, Chũ tài chữ mệnh..." này kia đó, nên trong khi dán lại sách thì Thiện nảy sinh cái ý là thôi thì sẵn đây mình đọc lại luôn đi.
Thì Thiện mới đọc lại hết Truyện Kiều mới nhận ra rằng những gì Thiện hiểu biết (về Truyện Kiều) thì nó quá nhỏ đối với tác phẩm quá vĩ đại. (Đối với Thiện) ông Nguyễn Du không phải là nhà thơ nữa rồi mà là một thiền sư lỗi lạc, dạy đời ăn ở có nghĩa, có vay có trả, đầy đủ hết. Thì Thiện mới thấy hay quá và cố gắng đọc lại lần thứ nhì. Đọc lại lần thứ nhì Thiện mới ngừng lại ở câu mà làm cho Thiện rất là xúc động "Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người!"
Trích đoạn CD Kim Vân Kiều :
"Lỡ làng nước đục bụi trongTrăm năm để một tấm lòng từ đây
Xem gương trong bấy nhiêu ngày
Thân con chẳng kẻo mất tay bợm già
Khi về bỏ vắng trong nhà
Khi vào dùng dắng khi ra vội vàng
Khi ăn khi nói lỡ làng
Khi thầy khi tớ xem thường xem khinh
Khác màu kẻ quý người thanh
Ngẫm ra cho kỹ như hình con buôn
Thôi con, còn nói chi con
Sống nhờ đất khách thác chôn quê người
Thôi con, còn nói chi con
Sống nhờ đất khách thác chôn... quê người....
Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện (nói tiếp) : Thì Thiện mới rơi nước mắt. Đó là Thiện đi du học hồi 20 tuổi đó, thì bây giờ sáu mươi mấy tuổi rồi. Rồi Thiện nói chắc một ngày nào mình cũng chết ở xứ ngoài này, thì từ đó Thiện mới rung động, Thiện mới nói tại sao mình không làm nhạc để cho người khác thưởng thức về Truyện Kiều này, một truyện quá hay mà đang lần lần đi vào sự quên lãng của con người, mà nó quá hay làm Thiện xúc động nên từ đó Thiện mới cố gắng làm nhạc.
Rồi Thiện phải đọc lại lần thứ ba, vừa đọc vừa cắt đoạn để nó thành ra Truyện Kiều vớí 77 bài hát. Thiện phải cắt (Truyện Kiều) ra từng khúc để làm nhạc, mà cắt khúc đâu phải dễ, vì phải có đề tài (cho mỗi khúc), có cái tựa (cho mỗi khúc), tại vì Nguyễn Du viết Kim Vân Kiều Truyện với 3.254 câu thơ đặt tên là Đoạn Trường Tân Thanh. Truyện Kiều phổ ra nhạc rất là khó tại vì vần điệu của nó là thể thơ lục bát (câu 6 chữ và câu 8 chữ).
Thành ra từ lúc bắt đầu làm thì Thiện mới nói là mình sẽ làm mỗi CD với lối âm nhạc nào đi hết thế giới và trở về nguồn cội mình ở Việt Nam, cho nên cái CD đầu tiên "Trăm năm trong cõi người ta" thì Thiện chú trọng trên âm nhạc cổ truyền Việt Nam với đàn tranh, sáo này kia. CD thứ nhì "Bên tình bên hiếu" thì lần lần đi qua Âu Châu.
Thứ ba nó hơi có nhạc xúc động một chút. Thứ tư là Thiện làm với musique trên đảo, chẳng hạn như đảo Martinique có mấy điệu như Salsa, điệu Bossa Nova ở Brésil (Brazil), điệu Zup này kia đó.
Trích đoạn CD Kim Vân Kiều :
Trước thầy sau tớ lao xao
Nhà băng đưa lối rước vào lầu trang
Ghế trên, ngồi tót sổ sàng
Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
Ngại ngùng giợn gió e sương
Nhìn hoa bóng thẹn trông gương mặt dày
Mối càng vén tóc bắt tay
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai.
Phổ nhạc nhưng không đổi chữ
Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện(nói tiếp) : Hết Truyện Kiều thì hầu như là hết những lối nhạc của khắp thế giới, chẳng hạn như nhạc giống như xứ Nga, nhạc giống như xứ Espagne (Tây Ban Nha) Flamenco này kia đó, thì để cho người nghe họ không có chán, tại vì nếu không thì mình sẽ giống như hát vọng cổ, nghiã là chỉ đổi lời mà cái nhạc cứ như thế.
Thành ra Thiện phải tuỳ giòng thơ của Nguyễn Du buồn vui mà Thiện làm trong lối nhạc của mình. Chắc chắn là người ta nghe (thì) ngưòi ta nói hơi giống giống nhau nhưng tình trạng đó mình không thể nào tránh khỏi. Nhưng Thiện rất chú trọng về vấn đề nhịp nhàng, giai điệu phối âm thanh làm sao cho người nghe đỡ thấy chán.
Thiện là người duy nhứt dám làm hết Truyện Kiều mà không đổi chữ nào hết, không phải là phổ nhạc không mà tìm tòi để tìm chữ thật đúng của Nguyễn Du làm, tại vì Nguyễn Du làm bằng chữ Nôm, đọc kỹ thì rất nhiều chữ - câu văn mà người Việt Nam dùng mà không biết là mình nói Truyện Kiều.
Trong Truyện Kiều làm cho Thiện xúc động nhiều nhứt là một trong những truyện mà tất cả mọi thành phần trong xã hội đều có trong Truyện Kiều, từ nhân vật tốt nhân vật xấu, những thành phần trí thức, những thành phần hạ cấp cũng có hết.
Mặc Lâm : Theo như ông vừa nói đó thì ông đã sử dụng toàn bộ những câu chữ trong Truyện Kiều mà không có thay đổi một chữ nào hết. (Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện : Dạ.) Nhưng có một điều mà tôi lo ngại đó là thường thường nếu mà phổ nhạc mà không thay đổi vị trí chữ hoặc thêm bớt làm cho linh động câu nhạc, tại vì thơ là thơ 6-8 cứ lập đi lập lại 6-8, 6-8 có thể nó làm cho người nghe nhàm chán và nhạc trở thành monotone đó ông. Nhạc Sĩ có để ý điều này hay không ạ?
Nhác sĩ Quách Vĩnh Thiện : Dạ. Cái này là mình cố ý làm, tại vì nếu mà mình đổi chữ, giống như Thiện vừa nói là mình phổ thơ một nhà thiền sư, mỗi chữ họ đắn đo dữ lắm, mà mình đổi chữ khác hay mình sửa là mình có thể sai ngàn dặm mà mình không hay, là trật đường rầy đó. Vấn đề là mình sửa chữ giống như ông Phạm Duy đã làm rồi.
Phạm Duy không làm hết tập thơ , nhưng mà cắt đoạn, rồi dùng chữ khác, thì Thiện ngược lại, Thiện muốn đọc Truyện Kiều bằng nhạc. Người nào có đủ trình độ hiểu hết Truyện Kiều thì họ nghe lại những câu văn, còn người nào không đủ trình độ thì họ phải nghe nhiều lần hay là họ phải tìm kiếm tại sao có những chữ rất là khó, chẳng hạn Tống Ngọc, Tràng Khanh là gì?
Người ta đâu có biết! Tại sao có chữ "Chương Đài"? Tại sao có chữ "gương nhật nguyệt"? Nhưng mà đổi chữ khác làm cho bài nhạc nó hay, nhưng mình sẽ đánh mất cái huyền bí của bài thơ. "Ép cung cầm nguyệt" là cái gì? Thành ra để cho họ có nhiều nghi vấn để họ phải học hỏi thêm. Nếu mình đổi lại cái chữ khác để người đời họ hiểu và hát cho hay, rất là hay nhưng như vậy làm mất văn phẩm của người sáng tác ra.
Trích đoạn CD Kim Vân Kiều :
Vì ai rụng cải rơi kim
Để con bèo nổi mây chìm vì ai
Lời con dặn lại một hai
Dẫu mòn bia đá dám sai tấc vàng
Mặc Lâm : Trong tinh thần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc như nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện chia sẻ, thì những giai điệu trong công trình này cho dù thế nào đi nữa người nghe cũng đồng ý ở một điểm rất chung, đó là dùng âm nhạc để góp phần tôn vinh thi hào Nguyễn Du là một việc làm đáng trân trọng. Không những tôn tạo thêm vóc dáng của thi ca Việt Nam mà còn khơi động những gì đang ngủ yên trong tâm tưởng của người Việt xa xứ.
Quý thính giả vừa nghe Tạp Chí Văn Học Nghệ Thuật do Mặc Lâm, kỳ này giới thiệu tác phẩm của Quách Vĩnh Thiện, phổ nhạc tập truyện thơ Kim Vân Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Quý thính giả có thể tìm hiểu thêm về nhạc sỉ Quách Vĩnh Thiện và các sáng tác của ông trên Website http://thienmusic.com.
Tình cờ
Nói về nguyên nhân dẫn tới việc ông quyết định phổ những bài thơ trong Kim Vân Kiều thành ca khúc, nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện cho biết:
Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện : Rất tình cờ là hôm đó trong tủ sách của Thiện có một cuốn sách của người ta để trong tủ sách đó là sách Kim Vân Kiều mà đã bị mục nát rồi. Nó rách rưới lung tung hết.
Thấy quyển sách đó, Thiện đem ra để dán lại, làm lại bìa và dán lại cho sạch sẻ để lại vào tủ. Lúc Thiện dán lại quyển sách thì trong đầu Thiện chợt hiện lại những hình ảnh ngày xưa khi học Truyện Kiều, nhớ lại "Trăm năm trong cõi người ta, Chũ tài chữ mệnh..." này kia đó, nên trong khi dán lại sách thì Thiện nảy sinh cái ý là thôi thì sẵn đây mình đọc lại luôn đi.
Thì Thiện mới đọc lại hết Truyện Kiều mới nhận ra rằng những gì Thiện hiểu biết (về Truyện Kiều) thì nó quá nhỏ đối với tác phẩm quá vĩ đại. (Đối với Thiện) ông Nguyễn Du không phải là nhà thơ nữa rồi mà là một thiền sư lỗi lạc, dạy đời ăn ở có nghĩa, có vay có trả, đầy đủ hết. Thì Thiện mới thấy hay quá và cố gắng đọc lại lần thứ nhì. Đọc lại lần thứ nhì Thiện mới ngừng lại ở câu mà làm cho Thiện rất là xúc động "Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người!"
Trích đoạn CD Kim Vân Kiều :
"Lỡ làng nước đục bụi trongTrăm năm để một tấm lòng từ đây
Xem gương trong bấy nhiêu ngày
Thân con chẳng kẻo mất tay bợm già
Khi về bỏ vắng trong nhà
Khi vào dùng dắng khi ra vội vàng
Khi ăn khi nói lỡ làng
Khi thầy khi tớ xem thường xem khinh
Khác màu kẻ quý người thanh
Ngẫm ra cho kỹ như hình con buôn
Thôi con, còn nói chi con
Sống nhờ đất khách thác chôn quê người
Thôi con, còn nói chi con
Sống nhờ đất khách thác chôn... quê người....
Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện (nói tiếp) : Thì Thiện mới rơi nước mắt. Đó là Thiện đi du học hồi 20 tuổi đó, thì bây giờ sáu mươi mấy tuổi rồi. Rồi Thiện nói chắc một ngày nào mình cũng chết ở xứ ngoài này, thì từ đó Thiện mới rung động, Thiện mới nói tại sao mình không làm nhạc để cho người khác thưởng thức về Truyện Kiều này, một truyện quá hay mà đang lần lần đi vào sự quên lãng của con người, mà nó quá hay làm Thiện xúc động nên từ đó Thiện mới cố gắng làm nhạc.
Rồi Thiện phải đọc lại lần thứ ba, vừa đọc vừa cắt đoạn để nó thành ra Truyện Kiều vớí 77 bài hát. Thiện phải cắt (Truyện Kiều) ra từng khúc để làm nhạc, mà cắt khúc đâu phải dễ, vì phải có đề tài (cho mỗi khúc), có cái tựa (cho mỗi khúc), tại vì Nguyễn Du viết Kim Vân Kiều Truyện với 3.254 câu thơ đặt tên là Đoạn Trường Tân Thanh. Truyện Kiều phổ ra nhạc rất là khó tại vì vần điệu của nó là thể thơ lục bát (câu 6 chữ và câu 8 chữ).
Thành ra từ lúc bắt đầu làm thì Thiện mới nói là mình sẽ làm mỗi CD với lối âm nhạc nào đi hết thế giới và trở về nguồn cội mình ở Việt Nam, cho nên cái CD đầu tiên "Trăm năm trong cõi người ta" thì Thiện chú trọng trên âm nhạc cổ truyền Việt Nam với đàn tranh, sáo này kia. CD thứ nhì "Bên tình bên hiếu" thì lần lần đi qua Âu Châu.
Thứ ba nó hơi có nhạc xúc động một chút. Thứ tư là Thiện làm với musique trên đảo, chẳng hạn như đảo Martinique có mấy điệu như Salsa, điệu Bossa Nova ở Brésil (Brazil), điệu Zup này kia đó.
Trích đoạn CD Kim Vân Kiều :
Trước thầy sau tớ lao xao
Nhà băng đưa lối rước vào lầu trang
Ghế trên, ngồi tót sổ sàng
Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
Ngại ngùng giợn gió e sương
Nhìn hoa bóng thẹn trông gương mặt dày
Mối càng vén tóc bắt tay
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai.
Phổ nhạc nhưng không đổi chữ
Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện(nói tiếp) : Hết Truyện Kiều thì hầu như là hết những lối nhạc của khắp thế giới, chẳng hạn như nhạc giống như xứ Nga, nhạc giống như xứ Espagne (Tây Ban Nha) Flamenco này kia đó, thì để cho người nghe họ không có chán, tại vì nếu không thì mình sẽ giống như hát vọng cổ, nghiã là chỉ đổi lời mà cái nhạc cứ như thế.
Thành ra Thiện phải tuỳ giòng thơ của Nguyễn Du buồn vui mà Thiện làm trong lối nhạc của mình. Chắc chắn là người ta nghe (thì) ngưòi ta nói hơi giống giống nhau nhưng tình trạng đó mình không thể nào tránh khỏi. Nhưng Thiện rất chú trọng về vấn đề nhịp nhàng, giai điệu phối âm thanh làm sao cho người nghe đỡ thấy chán.
Thiện là người duy nhứt dám làm hết Truyện Kiều mà không đổi chữ nào hết, không phải là phổ nhạc không mà tìm tòi để tìm chữ thật đúng của Nguyễn Du làm, tại vì Nguyễn Du làm bằng chữ Nôm, đọc kỹ thì rất nhiều chữ - câu văn mà người Việt Nam dùng mà không biết là mình nói Truyện Kiều.
Trong Truyện Kiều làm cho Thiện xúc động nhiều nhứt là một trong những truyện mà tất cả mọi thành phần trong xã hội đều có trong Truyện Kiều, từ nhân vật tốt nhân vật xấu, những thành phần trí thức, những thành phần hạ cấp cũng có hết.
Mặc Lâm : Theo như ông vừa nói đó thì ông đã sử dụng toàn bộ những câu chữ trong Truyện Kiều mà không có thay đổi một chữ nào hết. (Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện : Dạ.) Nhưng có một điều mà tôi lo ngại đó là thường thường nếu mà phổ nhạc mà không thay đổi vị trí chữ hoặc thêm bớt làm cho linh động câu nhạc, tại vì thơ là thơ 6-8 cứ lập đi lập lại 6-8, 6-8 có thể nó làm cho người nghe nhàm chán và nhạc trở thành monotone đó ông. Nhạc Sĩ có để ý điều này hay không ạ?
Nhác sĩ Quách Vĩnh Thiện : Dạ. Cái này là mình cố ý làm, tại vì nếu mà mình đổi chữ, giống như Thiện vừa nói là mình phổ thơ một nhà thiền sư, mỗi chữ họ đắn đo dữ lắm, mà mình đổi chữ khác hay mình sửa là mình có thể sai ngàn dặm mà mình không hay, là trật đường rầy đó. Vấn đề là mình sửa chữ giống như ông Phạm Duy đã làm rồi.
Phạm Duy không làm hết tập thơ , nhưng mà cắt đoạn, rồi dùng chữ khác, thì Thiện ngược lại, Thiện muốn đọc Truyện Kiều bằng nhạc. Người nào có đủ trình độ hiểu hết Truyện Kiều thì họ nghe lại những câu văn, còn người nào không đủ trình độ thì họ phải nghe nhiều lần hay là họ phải tìm kiếm tại sao có những chữ rất là khó, chẳng hạn Tống Ngọc, Tràng Khanh là gì?
Người ta đâu có biết! Tại sao có chữ "Chương Đài"? Tại sao có chữ "gương nhật nguyệt"? Nhưng mà đổi chữ khác làm cho bài nhạc nó hay, nhưng mình sẽ đánh mất cái huyền bí của bài thơ. "Ép cung cầm nguyệt" là cái gì? Thành ra để cho họ có nhiều nghi vấn để họ phải học hỏi thêm. Nếu mình đổi lại cái chữ khác để người đời họ hiểu và hát cho hay, rất là hay nhưng như vậy làm mất văn phẩm của người sáng tác ra.
Trích đoạn CD Kim Vân Kiều :
Vì ai rụng cải rơi kim
Để con bèo nổi mây chìm vì ai
Lời con dặn lại một hai
Dẫu mòn bia đá dám sai tấc vàng
Mặc Lâm : Trong tinh thần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc như nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện chia sẻ, thì những giai điệu trong công trình này cho dù thế nào đi nữa người nghe cũng đồng ý ở một điểm rất chung, đó là dùng âm nhạc để góp phần tôn vinh thi hào Nguyễn Du là một việc làm đáng trân trọng. Không những tôn tạo thêm vóc dáng của thi ca Việt Nam mà còn khơi động những gì đang ngủ yên trong tâm tưởng của người Việt xa xứ.
Quý thính giả vừa nghe Tạp Chí Văn Học Nghệ Thuật do Mặc Lâm, kỳ này giới thiệu tác phẩm của Quách Vĩnh Thiện, phổ nhạc tập truyện thơ Kim Vân Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Quý thính giả có thể tìm hiểu thêm về nhạc sỉ Quách Vĩnh Thiện và các sáng tác của ông trên Website http://thienmusic.com.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét