Hiển thị các bài đăng có nhãn kylucvietnam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kylucvietnam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

“Vua muỗng” Trần Quang Hải, người thể hiện tiết tấu - âm thanh đa dạng nhất từ nghệ thuật gõ muỗng, KỶ LỤC VIỆT NAM



“Vua muỗng” Trần Quang Hải
TTO - Chỉ với hai chiếc muỗng, giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải đã tạo nên nhiều tiết tấu, âm thanh thú vị. Tiếng "đàn muỗng" cùng giáo sư "chu du" khắp nơi và không ngừng làm mọi người thú vị. Tại Việt Nam, ông được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục người thể hiện tiết tấu - âm thanh đa dạng nhất từ nghệ thuật gõ muỗng.
Giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải biểu diễn "đàn muỗng" - Ảnh: Trung Uyên 
Xem giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải biểu diễn đàn muỗng (lưu ý bạn đọc không nên làm theo những động tác của nhạc sĩ khi chưa luyện tập và nắm bắt kỹ thuật)
Từ tiếng gõ muỗng trong tủ
Một buổi tối mùa hè, chú bé 6 tuổi Trần Quang Hải tình cờ thấy một nhóm các chiến sĩ kháng chiến quây quần ca hát quanh đống lửa. Một chiến sĩ đánh nhịp bằng hai cái muỗng. Chú bé Hải thích thú liền mon men đến hỏi: "Chú ơi, chú đánh hai cái muỗng sao mà nghe giòn và hay quá? Chú chỉ dùm cháu với". Người chiến sĩ ân cần: "Chú học được khi ở Liên Xô, cháu có thể thử làm bằng cách bẻ cong hai cái muỗng, úp ngược vào nhau, đặt ngón tay trỏ vào giữa hai cán muỗng sao cho hai cán muỗng cách nhau khoảng 2 li rưỡi rồi đánh muỗng lên đùi, lên tay theo những nhịp quen thuộc hay tự sáng tạo thêm".
Giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải biểu diễn đàn muỗng trong chương trình Hội ngộ kỷ lục gia lần thứ 20 vào giữa tháng 12-2010 tại TP.HCM - Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Về đến nhà, chú bé Hải xin bà ngoại hai cái muỗng, bẻ cong cán muỗng rồi say sưa gõ đến sưng tay. Người nhà phản đối vì nghe riết muốn điếc tai nên chú bé liền chui vào tủ để gõ muỗng. Nhưng rồi thú vui ấy cũng dần trôi theo tuổi thơ.
Năm 17 tuổi, khi đang ở Pháp, tiếng muỗng tuổi thơ lại vang vọng trong tâm tưởng khi Trần Quang Hải thấy anh chàng người Mỹ tên Roger Mason chơi đánh muỗng. Quang Hải quyết định bỏ ra 3 tháng để luyện tập kỹ thuật đánh muỗng, sáng tạo ra những kỹ thuật đánh mới, tận dụng hết các chi trên cơ thể. Đến khi gặp lại Roger Mason, Quang Hải mời anh cùng đánh muỗng kiểu "đối thoại" và được Roger Mason cùng nhiều khán giả khen tặng không ngớt.
Đến "vua muỗng" và một ước mong
Danh hiệu "vua muỗng" đến với giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải khi ông chiến thắng tại một cuộc thi gõ muỗng khuôn khở Đại nhạc hội dân nhạc tại Cambridge, Anh vào năm 1967. Nếu tính từ lần đầu tiên đến với gõ muỗng từ thưở bé thơ, đến nay, giáo sư Trần Quang Hải đã có hơn 60 năm gắn bó với những giai điệu từ muỗng.
Các động tác khi biểu diễn "đàn muỗng" của giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải - Ảnh: Trung Uyên
Tiếng gõ muỗng của giáo sư đã vang lên trong hơn 1.500 chương trình biểu diễn, buổi sinh hoạt âm nhạc trong trường học; đã đi qua hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại Pháp, các em học sinh khi học gõ muỗng sẽ cùng biểu diễn như một dàn nhạc với nhiều loại muỗng khác về chất liệu, kích cỡ.
Giáo sư cho biết: "Chơi với muỗng sẽ giúp các em nhỏ nhận ra rằng những vật dụng gần gũi nhất cũng có thể tạo nên tiết tấu giai điệu và các em hoàn toàn có thể sáng tạo những cách đánh mới hay tiết tấu mới. Tôi mong nghệ thuật gõ muỗng này cũng có thể được giảng dạy trong trường cho các thiếu nhi Việt Nam".
Không chỉ có cách đánh muỗng phối hợp tay với đùi, trượt muỗng trên cánh tay, đánh trên mu bàn tay, trong lòng bàn tay, trên các khớp ngón tay... mà còn cả cách đánh muỗng bằng miệng, phối hợp miệng với tay. Không ít lần vì đánh quá say mê mà giáo sư đánh đến chảy cả máu răng và bị nha sĩ cấm không được dùng miệng chơi đàn muỗng nữa. 
Không ít lần vì quá say mê đánh muỗng mà giáo sư Trần Quang Hải bị đau răng - Ảnh: Trung Uyên
Những tiết tấu của âm nhạc cổ truyền Việt Nam được giáo sư áp dụng vào đàn muỗng. Đã không ít lần, tiếng gõ muỗng ấy đã ngẫu hứng hòa cùng tiếng đàn điêu luyện của giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khê - thân phụ của giáo sư Trần Quang Hải.
Yêu tiếng đàn muỗng nên không khó hiểu khi giáo sư Trần Quang Hải có cả một bộ sưu tập muỗng lên đến hơn 400 cái, phần được mua, phần được người dân khắp nơi trao tặng. 
Giáo sư Trần Quang Hải biểu diễn đàn môi - Ảnh: Trung Uyên
Xem giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải biểu diễn đàn môi 
Ngoài đàn muỗng, giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải còn dành nhiều thời gian say mê nghiên cứu phát triển kỹ thuật đàn môi và kỹ thuật hát đồng song thanh (kỹ thuật hát phát ra hai giọng cùng lúc ở hai cao độ khác nhau).
TRUNG UYÊN
Thứ Năm, 03/02/2011, 11:32 (GMT+7)

Chùa Một Cột được xác lập kỷ lục châu Á


Chùa Một Cột được xác lập kỷ lục châu Á
(Kỷ lục) - Ngày 4.5.2006, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục Việt Nam và đề cử đến Tổ chức Kỷ lục châu Á. Sau thời gian thẩm định để xác lập, ngày 10.10.2012, tại Faridabad (Ấn Độ), Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập kỷ lục châu Á cho chùa Một Cột: Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất.
Chùa Một Cột có tên chữ là Diên Hựu có nghĩa là phúc lành dài lâu. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, chùa được xây dựng vào nǎm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1 (1049) đời Lý Thái Tông. Vua Lý Thái Tông (1028-1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên tòa sen đưa tay dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy, vua kể lại cho các quan nghe, có người cho là điềm không lành. Sư Thiên Tuế khuyên nhà vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, làm tòa sen của Phật Quan Âm như đã thấy trong mộng. Chùa xây xong, đài sen nghìn cánh đỡ tòa Phật sắc hồng, trong đặt tượng Phật vàng lấp lánh. Các nhà sư đến làm lễ, đi vòng quanh chùa niệm Phật cầu phúc cho vua sống lâu, vì thế đặt tên là chùa Diên Hựu.


Ảnh: Võ Văn Tường

Trải qua năm tháng, chùa Một Cột đã được trùng tu sửa chữa nhiều lần. Đời Lý Nhân Tông (1072-1128), năm 1080, nhà vua cho đúc chuông treo ở chùa gọi là "Giác thế chung" (chuông thức tỉnh mọi người) và một tòa phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng. Nhưng vì chuông quá nặng nên phải để dưới đất, do vậy đánh không kêu. Chỗ ruộng để chuông thấp, có nhiều rùa đến ở gọi là Quy Điền. Khi quân Minh bị nghĩa quân Lam Sơn bao vây ở Đông Quân, Vương Thông đã cho phá hủy quả chuông này để đúc vũ khí (1426).

Năm 1954, trước khi rút quân, Pháp cho tay chân đặt thuốc nổ phá chùa Một Cột. Sau ngày tiếp quản thủ đô (10.10.1954) Bộ Văn hóa đã có một đợt trùng tu lớn, phục dựng lại chùa như hiện nay.
Chùa hiện nay xây dựng vào năm 1955, đài Liên Hoa có kết cấu hình vuông, lợp ngói ta, mỗi chiều dài 3m, bốn mái cong, bốn đầu đao được đắp hình đầu rồng. Trong đài tôn trí tượng Bồ tát Quán Thế Âm. Nhìn toàn bộ đài Liên Hoa như một đóa sen lớn vươn khỏi mặt nước. Toàn bộ đài đặt trên trụ đá có đường kính 1,2m, cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất). Trụ đá gồm 2 khối gắn rất khéo thoạt nhìn như một khối đá liền. Tầng trên đỡ một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi chùa dựng bên trên, khác nào một đóa hoa sen vươn thẳng lên từ mặt hồ nhỏ hình vuông, có xây lan can bằng gạch xung quanh. Một chiếc thang xây dẫn lên chùa. Trên cửa có đề Liên Hoa Đài gợi nhớ sự tích nằm mộng của vua Lý dẫn tới việc xây dựng chùa. Nét độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá.
Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng và được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam cũng như trong giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Ngày 28.4.1962, chùa Một Cột được xếp hạng Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 17.10.2012
Đơn vị công bố thông tin
Tổ chức Kỷ lục VIệt Nam

Cuộc hội ngộ đầu tiên của 5 nghệ nhân "báu vật sống" Việt Nam


(ĐXKL) Cuộc hội ngộ đầu tiên của 5 nghệ nhân "báu vật sống" Việt Nam
Tối 11.6.2009, lần đầu tiên tại sân Đại triều Điện Thái Hòa, Đại nội Huế, 5 nghệ nhân hàng đầu của làng ca cổ Việt Nam, người nhỏ nhất đã qua tuổi 79 là nghệ nhân Ca trù Phó Thị Kim Đức, hai nghệ nhân Ca Huế Minh Mẫn (84 tuổi) và Thanh Hương (85 tuổi), hai nghệ nhân Nhã nhạc Trần Kích (85 tuổi) và Lữ Hữu Thi (100 tuổi) đã có cuộc hội ngộ với một đêm diễn chưa từng có từ trước tới nay.
Chương trình do Công ty cổ phần truyền thông Vẻ đẹp Việt, Ban tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế 2009 và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp tổ chức nhằm giới thiệu và tôn vinh 5 nghệ nhân được coi là những "cây cổ thụ” của âm nhạc cổ truyền và đều là những người hiếm hoi còn giữ được những làn điệu và kỹ thuật tinh hoa gần như đã thất truyền.
Nghệ sĩ ưu tú Phó Thị Kim Đức là danh ca cuối cùng của giáo phường Khâm Thiên và là giọng ca trù tinh hoa bậc nhất Hà Nội đương thời. Bà còn nổi tiếng vì ngón phách điêu luyện, từng được xưng tụng là "tiếng phách trạng nguyên”. Bà là người còn nắm vững nhuần nhuyễn 20-30 làn điệu Ca trù, trong đó một số làn điệu chỉ riêng bà còn giữ được như: Đào luồn kép vói, Hát truyện Phan Trần, 5 điệu Thiên Thai.
Nghệ nhân dân gian Minh Mẫn là bậc thầy trong làng ca Huế hiện giờ. Bà còn lưu giữ được những bài bản ca Huế cổ điển như Nam ai, Nam bìnhTứ đại cảnhvới sở trường ở những bài ca khách như Cổ bản, Phẩm tuyết, Nguyên tiêu, Lộng điệp. Bà là một trong những người hiếm hoi hiện nay có thể ca Cổ bản cả lối sắp và lối dựng, lời cổ của điệu Long ngâm, cùng một số điệu khác như Nam xuân, Ngũ đối thượng, Quả phụ
Hai lão nghệ nhân ca Huế là Minh Mẫn và Thanh Hương 
Nghệ sĩ Thanh Hương sinh ra trong một gia đình làm nghệ thuật dân gian ở Huế. Cũng như bà Minh Mẫn, bà Thanh Hương thuộc thế hệ kỳ cựu vẫn bảo lưu được những kỹ thuật cổ điển của ca Huế trong giọng hát của mình, và những làn điệu ca Huế cổ.
Nghệ nhân Trần Kích chơi thành thạo 7 loại nhạc cụ, gồm kèn đại, kèn lỡ, nhị, nguyệt, tỳ bà, bầu, sáo... cho cả Đại nhạc, Tiểu nhạc, nhạc Phật, và nhạc đệm cho ca Huế. Đến nay, ông đã nghiên cứu cách ký âm hoàn chỉnh, góp phần ghi lại được 30 bài bản về Đại nhạc và Tiểu nhạc. Ông Lữ Hữu Thi là người cao tuổi nhất trong số các nghệ nhân còn lại của dàn nhạc cung đình triều Nguyễn. Trong nhiều loại nhạc cụ mà ông chơi thuần thục: nhị, tam, nguyệt, tỳ bà, địch, phách tiền, tam âm, trống bản… nổi bật nhất là hai loại đàn nhị và kèn bóp. Đến nay ông vẫn còn nhớ và biểu diễn thành thạo tới 20 bài nhạc lễ cung đình, và là người duy nhất còn nhớ được toàn bộ 7 bản Thái cổ dùng trong lễ tế Nam Giao. Từ năm 2003 đến nay, dù tuổi cao sức yếu, nghệ nhân Lữ Hữu Thi vẫn hàng tuần nhờ con cháu chở vào nhà hát Duyệt Thị Đường để truyền nghề cho các diễn viên, nhạc công. 
Hai nghệ nhân Trần Kích và Lữ Hữu Thi

Trong khuôn khổ đêm tôn vinh nghệ nhân, lần đầu tiên nghi thức đốt đình liệu được phục dựng với mười hai cây đình liệu bằng hoa và sáp được thắp lên ở khu vực cầu Trung Đạo. Với mong muốn cầu chúc sức khỏe cho các nghệ nhân, 1.000 bát nến hoa sen được sắp đặt hai chữ Vạn - Thọ tại sân Hạ Đại Triều.

G.H - kyluc.vn

Nhạc sĩ HOÀNG VIỆT /Người soạn bản giao hưởng đầu tiên của Việt Nam


Người soạn bản giao hưởng đầu tiên của Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Việt tên thật là Lê Chí Trực, sinh năm 1928 tại Chợ Lớn. Thế nhưng ông sinh sống chủ yếu tại quê ngoại ở xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Với năng khiếu bẩm sinh và niềm đam mê âm nhạc, ông đã biết sáng tác từ rất sớm.
Năm 17 tuổi, ông đã viết các ca khúc: Chí cả, Biệt đô thành, Tiếng còi trong sương đêm… Thời gian công tác ở đoàn văn công Bộ Tư lệnh Khu VIII đóng ở Đồng Tháp Mười, ông cũng đã sáng tác các ca khúc nổi tiếng: Lá xanh (1950), Thành đồng Tổ quốc, Ai nghe chiến dịch mùa xuân… Tiếp sau đó là xúc cảm giữa rừng với bài: Nhạc rừng, Lên ngàn ... Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và theo học trường âm nhạc để hoàn chỉnh vốn kiến thức cho mình. Tuy vậy, trong lòng ông luôn hướng về miền Nam với người mẹ, người vợ hiền trước chiến tranh khói lửa, từ đó ca khúc nổi tiếng Tình ca (1957) và Quê mẹ (1958) ra đời. Cũng trong năm 1958, ông được cử sang Bungary học ở Nhạc viện Sophia - Khoa Sáng tác âm nhạc. Được sự hướng dẫn tận tình của giáo sư Goléminoff, ông bắt đầu viết khí nhạc và cuối cùng đã hoàn thành bản giao hưởng Quê hương, trở thành bản giao hưởng đầu tiên của Việt Nam.
Trong tác phẩm này, ông đã sử dụng chất liệu của 9 ca khúc cách mạng và 2 bài dân ca để xây dựng nội dung tư tưởng và ngôn ngữ nghệ thuật. Tác phẩm nêu cao truyền thống bất khuất kiên trung của dân tộc, cùng hiện thực sôi nổi của cuộc đấu tranh giành độc lập. Năm 1964, ông trở về nước và không lâu sau đã có buổi biểu diễn báo cáo bản giao hưởng Quê hương ở Nhạc viện Hà Nội. Bản giao hưởng này không chỉ giúp Hoàng Việt tốt nghiệp hạng ưu Nhạc viện Sophia mà còn được giới âm nhạc trong nước đánh giá rất cao. Hoàng Việt trở về quê nhà Cái Bè với mong muốn góp sức mình vào cuộc đấu tranh của dân tộc. Trong thời gian này, ông vẫn không ngừng sáng tác trong điều kiện vô cùng khó khăn, khắc nghiệt. Sáng ngày 31.12.1967, trong một trận càn của địch, ông đã hy sinh anh dũng ở độ tuổi 39. Ông đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh bởi những đóng góp to lớn của ông cho nền âm nhạc nước nhà.
H.H - kyluc.vn

N.BÁ : Ca khúc về mùa đông được phổ biến sớm nhất


Đề xuất kỷ lục / Danh mục đề xuất



Ca khúc về mùa đông được phổ biến sớm nhất
(ĐXKL) - Năm 1939, lúc đang học ở Hà Nội, đến 29 tết vẫn chưa có tiền để về với gia đình, nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương lang thang tới ga Hàng Cỏ nhìn mọi người mang xách lên tàu về quê, lòng ước gì chính mình được bước lên chuyến tàu cuối năm đó… Ca khúc "Đêm đông" ra đời trong hoàn cảnh ấy.

Cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương sinh năm 1919, tại Huế. Năm 1936, sau khi tốt nghiệp trung học tại trường Quốc Học Huế, ông viết ca khúc Trên sông Hương.Đến năm 1939, lúc đang học ở Hà Nội, đến 29 tết vẫn chưa có tiền để về với gia đình, ông lang thang tới ga Hàng Cỏ nhìn mọi người mang xách lên tàu về quê, lòng ước gì chính mình được bước lên chuyến tàu cuối năm đó… 
Từ tâm trạng riêng, ông nghĩ đến nhiều người khác phải xa nhà trong đêm giao thừa đêm đông - xa trông cố hương buồn lòng chinh phu - đêm đông - bên sông ngẩn ngơ kìa ai mong chồng… Hình ảnh chinh phu, chinh phụ trong Đêm đôngcó ảnh hưởng chút lãng mạn trong tiểu thuyết đương thời, ngược lại, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng xuất phát từ cảnh thực, đêm ấy, trên đường từ ga Hàng Cỏ về ông có rẽ vào xóm cô đầu ở Khiêm Thiên, lòng nghĩ rằng vào giao thừa chắc chẳng cô nào hành nghề cả, khi ngang qua một căn nhà còn để đèn, có bóng một cô gái bước ra chào mời, biết ông không phải là khách mua hoa, cô lộ vẻ buồn bã ra mặt rồi âm thầm quay vào. Về nhà (số 10 ngõ Hội Vũ cạnh nhà thương Phủ Doãn cũ), lên gác trọ, gió đêm ấy thổi mạnh vào khe cửa sổ tới khuya không dứt, ông viết: gió reo sầu miên - gió đau niềm riêng - gió than triền miên…
Người hát bài Đêm đông đầu tiên là nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết, người kế theo là chị Minh Trang (vợ cố nhạc sĩ Dương Thiệu Tước). Sau đó là nhiều ca sĩ khác, trong đó người trình bày Đêm đông mà nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương thích nhất là ca sĩ Bạch Yến.

Ngày nay, ca khúc Đêm đông vẫn còn được yêu thích. Tác giả qua đời năm 2002 tại TP.HCM.

N.Bá - kyluc.vn

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Người Việt Nam phổ biến (giảng dạy, biểu diễn) đàn môi tại nhiều nước trên thế giới nhất


Người Việt Nam phổ biến (giảng dạy, biểu diễn) đàn môi tại nhiều nước trên thế giới nhất
(Kỷ lục) - Giáo sư Tiến sĩ Trần Quang Hải là hậu duệ đời thứ năm của nhạc sĩ cung đình Huế Trần Quang Thọ (1830-1890); hậu duệ đời thứ tư của danh cầm đàn tỳ bà Trần Quang Diệm (1853-1925); cháu nội tác giả chế ra cách lên dây đàn Tố Lan cho đàn kìm là nhạc sĩ Trần Quang Triều (tức Bảy Triều 1897-1931); là con trai của GS TS nhạc sĩ Trần Văn Khê và là chồng của nữ danh ca Bạch Yến. 
 
Giáo sư Quang Hải biểu diễn đàn môi ở nước ngoài
 

Ca sĩ Bạch Yến vốn là một trong vài nữ ca sĩ Việt Nam hát nhạc ngoại quốc đầu tiên và nổi tiếng qua nhạc phẩm Đêm đông của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn ông sang Pháp du học năm 1961.

Năm 1965, ông gặp và được nhạc sĩ John Wright (Anh) chỉ phương pháp căn bản khảy đàn môi. Bắt đầu từ đây, ông tự phát triển cách đánh đàn môi của phương Tây và nhờ nghe những đĩa hát về đàn môi của nhiều quốc gia mà ông đã tạo thành một kỹ thuật tổng hợp về nghệ thuật khảy đàn môi, đặc biệt là đàn môi của dân tộc Mông (một dân tộc ít người ở Việt Nam).

 

Cũng từ năm 1965, ông đã cố gắng phổ biến đàn môi Việt Nam đến với người dân Pháp cũng như người dân của các nước châu Âu khác. Từ đó đến nay đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Ông đã giảng dạy, hường dẫn cho nhiều lớp học trò, trong đó có một số chơi đàn môi rất giỏi. Hai nghệ sĩ đàn môi nổi tiếng ở Việt Nam là Nguyễn Đức Minh (Hà Nội) và Đặng Văn Khai Nguyên (Đồng Nai) đều là học trò của ông.

Và, cũng qua cách trình bày, minh họa của ông về đàn môi Mông mà ngày nay đa số nghệ sĩ chơi đàn môi trên thế giới đều sử dụng loại đàn môi này. Ông còn dành thời gian đến với các lễ hội đàn môi trên thế giới. Sự có mặt của ông ở những nơi này đều được quý mến và tôn trọng vì hầu như mọi nghệ sĩ đàn môi thế giới đều mến phục tài năng của ông và xem ông như một bậc thầy về đàn môi.

Tại lễ hội đàn môi thế giới ở tỉnh Rauland (Na Uy) vào tháng 6.2002, Giáo sư Tiến sĩ Trần Quang Hải là một trong những sáng lập viên của Hội đàn môi quốc tế. Trụ sở của hội được đặt tại London (Anh) do ông Michael Wright làm tổng thư ký điều hành. Hội có trên 140 hội viên của trên 30 quốc gia (Anh, Pháp, Hà Lan, Na Uy, Đức, Ý, Ba Lan, Nga, Nhật, Mỹ, Argentina, Canada, Kyrgyzstan, Altai, Ấn Độ, Việt Nam,…).

Có thể nói, cho đến nay (6.2012) ông là người Việt duy nhất tham gia nhiều đại hội liên hoan đàn môi trên thế giới. Đó là, lễ hội đàn môi thế giới (1998, Molln, Áo); lễ hội đàn môi quốc gia (2000, Molln, Áo); lễ hội đàn môi thế giới (2002, Rauland, Na Uy); lễ hội đàn môi Na Uy (2003, Bö, Na Uy); lễ hội đàn môi thế giới (2004, Catania, đảo Sicilia, Ý); lễ hội đàn môi thế giới (2006, Amsterdam, Hà Lan); lễ hội đàn môi quốc gia (2007, Kecskemet, Hungari); lễ hội đàn môi quốc tế (2010, Leipzig, Đức); lễ hội đàn môi thế giới (2010, Kecskemet Hungari); lễ hội đàn môi thế giới (2011, Yakutsk, Yakutia, Nga); lễ hội đàn môi quốc tế (2012, Moscova, Nga).
Giáo sư Quang Hải tại Matxcova
Ông đã biểu diễn trên 500 buổi diễn đàn môi tại 45 quốc gia; trình bày tham luận về sự phong phú đàn môi Việt Nam tại hội nghị thế giới ở tỉnh Saint John’s, Canada vào tháng 7.2011 (ICTM world conference in Saint John’s, Newfoundland, Canada, july 2011)
Là người được giới nghệ sĩ và ban tổ chức các lễ hội đàn môi tín nhiệm nên Giáo sư Tiến sĩ Trần Quang Hải có mặt trong ban chấp hành đồng thời là cố vấn khoa học (executive board member & scientific adviser) của Hội đàn môi quốc tế - International Jew’s harp Society để giúp ban tổ chức làm việc đúng theo tiêu chuẩn nghệ thuật và khoa học. Do vậy, ông đã "nắm” một số lễ hội đàn môi sẽ tổ chức trong thời gian tới như năm 2013 lễ hội đàn môi thế giới sẽ tổ chức tại Đức. Năm 2015 tại Nga. Năm 2017 tại Áo.

T.Tín - kyluc.vn
Đề xuất kỷ lục / Danh mục đề xuất
Thứ năm, ngày 1 - 11 năm 2012 GMT+7

'Quái kiệt' Nguyễn Thế Vinh

'Quái kiệt' Nguyễn Thế Vinh
Đến nay thì tên tuổi của "độc thủ đại hiệp" Nguyễn Thế Vinh không còn xa lạ trong hoạt động ca nhạc ở TP HCM, đặc biệt trong giới yêu thích nhạc Trịnh. Vinh không chỉ đem lại cho khán giả sự thán phục về nghị lực của một thanh niên khuyết tật mà còn cả sự rung động, đồng cảm qua phần diễn tấu tài hoa của một nghệ sĩ thực thụ.
Chen lẫn, ngược xuôi trên đường phố Sài Gòn là một dáng người thấp nhỏ, da ngăm đen, tóc xoăn ngồi trên một chiếc xe máy cà tàng mà tay ga đã đổi sang bên trái, lưng đeo "Guitar bảo kiếm". Đó chính là "Độc thủ đại hiệp" Nguyễn Thế Vinh đang "hành hiệp".
Với Vinh, chơi nhạc chỉ là để thỏa mãn sự đam mê của mình và cũng để chia sẻ với những tâm hồn đồng cảm nên anh ít quan tâm đến chuyện cát-sê. Sau bao năm "bôn tẩu" với một tuổi thơ bất hạnh, nhọc nhằn, một quá trình học tập trong thiếu thốn và đến với âm nhạc qua khổ luyện, giờ đây Vinh đã là chủ của một cửa hàng sửa chữa điện thoại di động. Chưa giàu nhưng đủ cho anh không phải lo lắng về cái ăn, cái mặc như ngày xưa.
Khi Vinh mới được 4 tuổi thì mất cha. Mẹ dắt díu mấy anh em Vinh về ở với ông bà ngoại ở một làng quê thuộc huyện Bắc Bình (Bình Thuận). Vinh 7 tuổi thì mồ côi mẹ.
Nhà ngoại nghèo, phải nhận 2 con bò của hợp tác xã về chăn thuê và Vinh là người có nhiệm vụ chăn dắt. Năm 1978 (lúc Vinh đang học lớp 3), một chiều thứ bảy định mệnh đã làm đảo lộn cuộc đời Vinh: cậu bị té ngã từ trên lưng bò, gãy cánh tay phải. Nhà nghèo, ở xa bệnh viện cộng với sự thiếu hiểu biết của dân quê trong chữa trị nên cánh tay đã hoại tử phải cắt bỏ đến tận bả vai.
Cái dáng người nhỏ thó của Vinh có lẽ một phần cũng bởi những nỗi nhọc nhằn oằn lên tuổi thơ anh trên vùng đất cát ven bờ sông Lũy. Vùng đất này chỉ trồng được mỗi một loại dưa dùng để lấy hạt, rang và nhuộm đỏ để bán vào dịp Tết.
Mùa khô hạn, Vinh phải đi hàng cây số gánh nước từ sông Lũy về tưới dưa. Cậu bé chỉ gánh được trên vai trái, khi quá mỏi thì đặt gánh nước xuống nghỉ chứ không thể đổi đòn gánh qua vai phải như người bình thường. Nhọc nhằn, cực khổ nhưng Vinh vẫn cố gắng khắc phục những trở ngại từ sự khiếm khuyết của cơ thể để học tập. Cậu tập viết bằng tay trái và lên lớp đều đặn từ bậc tiểu học cho đến tốt nghiệp THPT.
Năm 1988, Vinh tìm vào Sài Gòn tự mưu sinh bởi không muốn là gánh nặng cho người thân. Một nhóm sinh viên đã đưa anh về phòng trọ cho ở chung. Nhờ họ động viên, hướng dẫn, một năm sau Vinh trúng tuyển vào Đại học Kinh tế TP HCM. Để theo đuổi việc học, Vinh đã phải làm thêm rất nhiều nghề: vá xe, giữ xe, dạy kèm...
Tuy nhiên, lúc nào Vinh cũng khát khao được thể hiện mình qua ngón đàn guitar. Ngay từ năm lớp 6, khi người cậu đem từ Sài Gòn về một cây guitar, Vinh đã bị cây đàn này "mê hoặc". Lúc nào cậu cũng mày mò, tìm đủ cách chinh phục cây đàn, bắt nó phải phát ra những âm thanh như ý mình.
Không đánh được như người bình thường thì Vinh thử nghiệm bằng nhiều cách: cột phím, cột chân nhang vào mỏm tay bị cụt, thậm chí đánh đàn bằng... chân! Tất cả đều thất bại. Cuối cùng cậu nghĩ ra cách đánh đàn cho riêng mình: lật ngửa mặt đàn lên, dùng các ngón giữa, áp út và ngón út để bấm nốt còn ngón trỏ để gảy. Với kiểu đánh đàn này, qua nhiều năm tháng khổ luyện Vinh đã có thể solo được dăm ba bản nhạc.
Vinh vẫn chưa thật bằng lòng với kiểu bấm nốt này, cậu tập bấm hợp âm. Để bấm thành thục một hợp âm, Vinh phải tập đi tập lại hàng tháng trời. Niềm đam mê cộng với sự kiên trì khổ luyện trong rất nhiều năm tháng đã giúp Vinh "khuất phục" được cây đàn guitar, thỏa mãn được ước mơ cháy bỏng ngày xưa. Giờ đây, Vinh đã có thể tự tin đệm đàn cho bất kỳ nhạc phẩm nào, trừ những hợp âm có cấu trúc quá cầu kỳ.
Không chỉ mê chơi đàn guitar, Nguyễn Thế Vinh còn rất mê thổi kèn harmonica bởi cậu nhận ra đó là một loại nhạc cụ dễ sử dụng, rất thích hợp với mình. Ngoài việc khổ luyện với đàn guitar, Vinh còn "chia sẻ" cho cây kèn harmonica một nỗi đam mê không kém và nảy ra ý định song tấu cùng lúc 2 loại nhạc cụ này. Qua nhiều lần thử, 2 cọng thép gắn từ thùng đàn lên đỡ lấy 2 đầu cây kèn ở vị trí ngang miệng đã giúp anh toại nguyện. Và thế là Sài Gòn có thêm một "quái kiệt" chơi cùng lúc 2 nhạc cụ!
Những nhạc phẩm mà Vinh thích diễn tấu đa số là của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Cát bụi, Diễm xưa, Ngụ ngôn mùa đông, Biển nhớ, Thương một người... da diết và đầy tâm trạng, có phần nào đó rất trùng hợp với tâm cảnh của Vinh nên khi biểu diễn anh thường đắm mình vào trạng thái xuất thần. Những bản nhạc tài hoa của Trịnh trên ngón đàn long đong này trở thành những dòng chảy tình cảm thật mượt mà.
(Theo Thanh Niên

Phát hành bộ lịch Kỷ Lục Việt Nam 2012

Phát hành bộ lịch Kỷ Lục Việt Nam 2012
Phát hành bộ lịch Bloc Kỷ Lục Việt Nam 2012

Phát hành bộ lịch Kỷ Lục Việt Nam 2012

Thứ Hai, 06/06/2011, 07:45 AM (GMT+7)
Bộ lịch Bloc đặc biệt này bao gồm những kỷ lục gia Việt Nam đã được tôn vinh và xác lập.
Phi thường kì quặc cập nhật nhanh nhất những Chuyện lạ, những Bí ẩn lịch sử, Video chuyện lạ và những Kỉ lục Guiness khắp nơi trên thế giới!
Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam thành lập từ tháng 8.2004 với mục đích tôn vinh nỗ lực, kỳ tích của con người, của thiên nhiên Việt Nam. Những kỷ lục được công bố và xác lập đều mang tính tính cực và gắn với đời sống xã hội.
Đánh dấu 7 năm hoạt động, phát triển, chào mừng kỷ lục gia thứ 1.000 được xác lập trong năm 2011 và chào đón năm mới 2012, năm có nhiều ngày lễ trọng đại của đất nước, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam chuẩn bị nội dung về các kỷ lục gia và các đơn vị sở hữu kỷ lục đưa vào in ấn, xuất bản và phát hành bộ lịch Bloc Kỷ Lục Việt Nam 2012.


Công bố kế hoạch phát hành bộ lịch Bloc Kỷ Lục Việt Nam 2012 

Trong bộ lịch Bloc đặc biệt này, quý vị sẽ được chiêm ngưỡng những kỷ lục gia Việt Nam đã được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam tôn vinh và xác lập. Đó là Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê, Nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân, Nghệ sĩ Ưu tú Kim Cương, Nghệ sĩ Ưu tú Bạch Tuyết, Bác sĩ Trương Thìn, Giáo sư - Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng, Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương, Giáo sư - Tiến sĩ Trần Quang Hải, Chánh chưởng quản Vovinam Võ sư Nguyễn Văn Chiếu,... là những người bằng cách này cách khác đã góp phần làm tôn vinh những giá trị văn hóa, đời sống của đất nước Việt Nam.
Công tác chuẩn bị cho bộ lịch Bloc đặc biệt này theo một lịch trình chặt chẽ sau đây: tháng 6: nội dung; tháng 7: in ấn; tháng 8 và tháng 9: xuất bản, phát hành.
Sự xuất bản và phát hành bộ lịch Bloc Kỷ Lục Việt Nam 2012 chính là niềm vui, niềm tự hào cho Cộng đồng kỷ lục gia Việt Nam và những người yêu mến kỷ lục Việt Nam trong và ngoài nước.
Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam trân trọng thông báo đến Cộng đồng kỷ lục gia Việt Nam.
Theo Kỷ lục 
http://us.24h.com.vn/phi-thuong-ky-quac/phat-hanh-bo-lich-ky-luc-viet-nam-2012-c159a383279.html

Kỷ lục Việt Nam: Nhà thơ nữ có thơ in trên lịch nhiều nhất

Kỷ lục Việt Nam: Nhà thơ nữ có thơ in trên lịch nhiều nhất
à thơ nữ có thơ in trên lịch nhiều nhất Việt Nam

Kỷ lục Việt Nam: Nhà thơ nữ có thơ in trên lịch nhiều nhất

Thứ Sáu, 05/08/2011, 08:05 AM (GMT+7)
Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương năm nay 74 tuổi. Bà sinh ra trong một gia đình làm thơ cha truyền con nối, đến bà là đời thứ năm.
Phi thường kì quặc cập nhật nhanh nhất những Chuyện lạ, những Bí ẩn lịch sử, Video chuyện lạ và những Kỉ lục Guiness khắp nơi trên thế giới!
Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương năm nay 74 tuổi. Bà sinh ra trong một gia đình làm thơ cha truyền con nối, đến bà là đời thứ năm. Từ ông sơ là vua Minh Mạng đến ông cố là người con thứ 11 của vua là Tuy Lý Vương Miên Trinh, người được nhắc trong câu thơ của vua Tự Đức "Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán, Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường". Đến ông nội bà là Tiểu Thảo Hồng Thiết, sang cha bà là Ưng Bình Thúc Giạ Thị và đến Công Tằng Tôn Nữ Hỷ Khương, kéo dài đến nay đã trên 190 năm.
Thời thơ ấu, bà có may mắn gần cha nhiều và được ông cụ dạy cho cách làm thơ. Với cha bà, thứ nhất thơ phải rõ nghĩa, thứ hai trong thơ phải có nhạc và chính thơ có nhạc thơ mới "bén rễ" sâu trong lòng người!


Nhà thơ nữ có thơ in trên lịch nhiều nhất Việt Nam

Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương sáng tác nhiều bài thơ nhưng ghi dấu ấn sâu đậm nhất trong lòng người đọc là bài thơ Còn gặp nhau. Xin nói rõ về sự ra đời của bài thơ này. Vào năm 1964, Giáo sư Trần Văn Khê và nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương đã kết nghĩa làm anh em. Năm 1993, Giáo sư Trần Văn Khê theo phái đoàn của Tổng thống Francois Mitterand (Pháp) về thăm Việt Nam. Trước khi trở về Pháp, Giáo sư Trần Văn Khê có nhắn bà đến để giã biệt. Nhung do bị đau, bà không thể đến có gửi cho ông một bài thơ dài.
Trong bài thơ đó có 4 câu sau, "Còn gặp nhau thì hãy cứ vui, Chuyện đời như nước chảy hoa trôi. Lợi danh như bóng mây chìm nổi, Chỉ có tình thương để lại đời". Về sau, bà cảm nhận ý tình mạch thơ vẫn dồi dào tuôn chảy đã khiến bà viết tiếp 6 đoạn làm nên một bài thơ hoàn chỉnh. Từ khi ra đời, Còn gặp nhau không chỉ được người đọc yêu mến mà còn được nhiều nhà thư pháp thể hiện trên những bức thư pháp và trên những tờ lịch treo tường.
Năm 2004, bài thơ Còn gặp nhau đã được Công ty văn hóa sáng tạo Trí Việt - First News in trên lịch 7 tờ với thư họa của họa sĩ Vũ Hối. Cứ thế vào mỗi dịp đầu xuân, Trí Việt lại "đưa" thơ của nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương lên lịch và được nhà xuất bản Trẻ cấp phép xuất bản.
Tiếp theo, các công ty như Công ty văn hóa Hương Trang, Công ty An Hảo, Công ty TNHH một thành viên 789 (Bộ Quốc Phòng)... đã in Còn gặp nhau, Hãy cho nhau cùng những bài thơ khác của nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương lên các cuốn lịch Bloc, lịch 7 tờ, lịch năm, lịch để bàn, Agenda... phát hành rộng rãi trong nước, thông qua các nhà xuất bản Trẻ, Văn Nghệ, Hội Nhà văn... Ngoài ra, còn nhiều nơi in thơ bà trên lịch. Có nơi xin phép có đề tên. Có nơi không xin phép không đề tên.
Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam chính tức công nhận đây là kỷ lục Việt Nam từ ngày 9 tháng 5 năm 2011.
Theo Kỷ lục

Kỷ lục Việt Nam: 3500 người hát quan họ tại hội Lim

Kỷ lục Việt Nam: 3500 người hát quan họ tại hội Lim

Kỷ lục Việt Nam: 3500 người hát quan họ tại hội Lim

Chủ nhật, 19/02/2012, 09:08 AM (GMT+7)
3.500 người đã tham gia lập kỷ lục nhiều người mặc trang phục quan họ và cùng hát dân ca quan họ Bắc Ninh nhất.
Phi thường kì quặc cập nhật nhanh nhất những Chuyện lạ, những Bí ẩn lịch sử, Video chuyện lạ và những Kỉ lục Guiness khắp nơi trên thế giới!
Sáng 4/2/2012 (13 tháng giêng năm Nhâm Thìn), tại đồi Lim (Bắc Ninh), 3.500 người đã tham gia lập kỷ lục nhiều người mặc trang phục quan họ và cùng hát dân ca quan họ Bắc Ninh nhất.


Kỷ lục Việt Nam: 3500 người hát quan họ tại hội Lim, Phi thường - kỳ quặc, ky luc viet nam,ky luc,hoi lim,quan ho,hat quan ho,tin tuc
Đó là các nghệ nhân, các liền anh liền chị của 49 làng quan họ, cùng hội viên các câu lạc bộ quan họ ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Bắc Ninh và hội viên Hội những người yêu dân ca quan họ Bắc Ninh, với ý thức và trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị dân ca quan họ Bắc Ninh.
Kỷ lục Việt Nam: 3500 người hát quan họ tại hội Lim, Phi thường - kỳ quặc, ky luc viet nam,ky luc,hoi lim,quan ho,hat quan ho,tin tuc
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Văn Phong - Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Ninh cho biết: "Chương trình xác lập kỷ lục nhiều người mặc trang phục quan họ truyền thống và cùng hát dân ca quan họ Bắc Ninh là một hoạt động văn hóa nghệ thuật nhằm góp phần khẳng định giá trị nhân loại, sự trường tồn và sức sống mạnh mẽ của dân ca quan họ Bắc Ninh trong xã hội đương đại. Đồng thời là dịp biểu dương kết quả của nhân dân Bắc Ninh trong cam kết thực hiện chương trình hành động quốc gia bảo tồn dân ca quan họ Bắc Ninh sau khi được UNESSCO công nhận và tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại."
Sau khi kỷ lục được xác lập, các liền anh, liền chị cùng ca lên câu quan họ, mời nước, mời trầu đến du khách.
Theo Kỷ lục