Người Việt Nam phổ biến (giảng dạy, biểu diễn) đàn môi tại nhiều nước trên thế giới nhất
(Kỷ lục) - Giáo sư Tiến sĩ Trần Quang Hải là hậu duệ đời thứ năm của nhạc sĩ cung đình Huế Trần Quang Thọ (1830-1890); hậu duệ đời thứ tư của danh cầm đàn tỳ bà Trần Quang Diệm (1853-1925); cháu nội tác giả chế ra cách lên dây đàn Tố Lan cho đàn kìm là nhạc sĩ Trần Quang Triều (tức Bảy Triều 1897-1931); là con trai của GS TS nhạc sĩ Trần Văn Khê và là chồng của nữ danh ca Bạch Yến.
Giáo sư Quang Hải biểu diễn đàn môi ở nước ngoài
Ca sĩ Bạch Yến vốn là một trong vài nữ ca sĩ Việt Nam hát nhạc ngoại quốc đầu tiên và nổi tiếng qua nhạc phẩm Đêm đông của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn ông sang Pháp du học năm 1961.
Năm 1965, ông gặp và được nhạc sĩ John Wright (Anh) chỉ phương pháp căn bản khảy đàn môi. Bắt đầu từ đây, ông tự phát triển cách đánh đàn môi của phương Tây và nhờ nghe những đĩa hát về đàn môi của nhiều quốc gia mà ông đã tạo thành một kỹ thuật tổng hợp về nghệ thuật khảy đàn môi, đặc biệt là đàn môi của dân tộc Mông (một dân tộc ít người ở Việt Nam).
Cũng từ năm 1965, ông đã cố gắng phổ biến đàn môi Việt Nam đến với người dân Pháp cũng như người dân của các nước châu Âu khác. Từ đó đến nay đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Ông đã giảng dạy, hường dẫn cho nhiều lớp học trò, trong đó có một số chơi đàn môi rất giỏi. Hai nghệ sĩ đàn môi nổi tiếng ở Việt Nam là Nguyễn Đức Minh (Hà Nội) và Đặng Văn Khai Nguyên (Đồng Nai) đều là học trò của ông.
Và, cũng qua cách trình bày, minh họa của ông về đàn môi Mông mà ngày nay đa số nghệ sĩ chơi đàn môi trên thế giới đều sử dụng loại đàn môi này. Ông còn dành thời gian đến với các lễ hội đàn môi trên thế giới. Sự có mặt của ông ở những nơi này đều được quý mến và tôn trọng vì hầu như mọi nghệ sĩ đàn môi thế giới đều mến phục tài năng của ông và xem ông như một bậc thầy về đàn môi.
Tại lễ hội đàn môi thế giới ở tỉnh Rauland (Na Uy) vào tháng 6.2002, Giáo sư Tiến sĩ Trần Quang Hải là một trong những sáng lập viên của Hội đàn môi quốc tế. Trụ sở của hội được đặt tại London (Anh) do ông Michael Wright làm tổng thư ký điều hành. Hội có trên 140 hội viên của trên 30 quốc gia (Anh, Pháp, Hà Lan, Na Uy, Đức, Ý, Ba Lan, Nga, Nhật, Mỹ, Argentina, Canada, Kyrgyzstan, Altai, Ấn Độ, Việt Nam,…).
Có thể nói, cho đến nay (6.2012) ông là người Việt duy nhất tham gia nhiều đại hội liên hoan đàn môi trên thế giới. Đó là, lễ hội đàn môi thế giới (1998, Molln, Áo); lễ hội đàn môi quốc gia (2000, Molln, Áo); lễ hội đàn môi thế giới (2002, Rauland, Na Uy); lễ hội đàn môi Na Uy (2003, Bö, Na Uy); lễ hội đàn môi thế giới (2004, Catania, đảo Sicilia, Ý); lễ hội đàn môi thế giới (2006, Amsterdam, Hà Lan); lễ hội đàn môi quốc gia (2007, Kecskemet, Hungari); lễ hội đàn môi quốc tế (2010, Leipzig, Đức); lễ hội đàn môi thế giới (2010, Kecskemet Hungari); lễ hội đàn môi thế giới (2011, Yakutsk, Yakutia, Nga); lễ hội đàn môi quốc tế (2012, Moscova, Nga).
Giáo sư Quang Hải tại Matxcova
Ông đã biểu diễn trên 500 buổi diễn đàn môi tại 45 quốc gia; trình bày tham luận về sự phong phú đàn môi Việt Nam tại hội nghị thế giới ở tỉnh Saint John’s, Canada vào tháng 7.2011 (ICTM world conference in Saint John’s, Newfoundland, Canada, july 2011)
Là người được giới nghệ sĩ và ban tổ chức các lễ hội đàn môi tín nhiệm nên Giáo sư Tiến sĩ Trần Quang Hải có mặt trong ban chấp hành đồng thời là cố vấn khoa học (executive board member & scientific adviser) của Hội đàn môi quốc tế - International Jew’s harp Society để giúp ban tổ chức làm việc đúng theo tiêu chuẩn nghệ thuật và khoa học. Do vậy, ông đã "nắm” một số lễ hội đàn môi sẽ tổ chức trong thời gian tới như năm 2013 lễ hội đàn môi thế giới sẽ tổ chức tại Đức. Năm 2015 tại Nga. Năm 2017 tại Áo.
T.Tín - kyluc.vn
T.Tín - kyluc.vn
Đề xuất kỷ lục / Danh mục đề xuất
Thứ năm, ngày 1 - 11 năm 2012 GMT+7
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét