Hiển thị các bài đăng có nhãn tranquanghai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tranquanghai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

"VUA MUỖNG" TRẦN QUANG HẢI biểu diễn nghệ thuật gõ muỗng, báo TUỔI TRẺ, 2011


http://youtu.be/r5u42TM93K8

"VUA MUỖNG" TRẦN QUANG HẢI biểu diễn nghệ thuật gõ muỗng, báo TUỔI TRẺ, 2011  

2 nov. 2012 par
"VUA MUỖNG" TRẦN QUANG HẢI biểu diễn nghệ thuật gõ muỗng, báo TUỔI TRẺ, 2011 do TRUNG UYÊN thực hiện nhân dịp Xuân 2011 cho báo TUỔI TRẺ

"KING of SPOONS" TRẦN QUANG HẢI showed his art of playing Vietnamese spoons on the occasion of New Year 2011 for the newspaper TUỔI TRẺ.
Video clip directed by TRUNG UYÊN



TRẦN QUANG HẢI BIỂU DIỄN ĐÀN MÔI / báo TUỔI TRẺ , XUÂN 2011


http://www.youtube.com/watch?v=QxGtI4mG5q4&feature=share&list=UU-SN-Jnk33GJE3XzQOeTgAw

TRẦN QUANG HẢI BIỂU DIỄN ĐÀN MÔI / báo TUỔI TRẺ , XUÂN 2011  

2 nov. 2012 par
1TRẦN QUANG HẢI BIỂU DIỄN ĐÀN MÔI / báo TUỔI TRẺ , XUÂN 2011
do TRUNG UYÊN thực hiện , báo TUỔI TRẺ

TRẦN QUANG HẢI gave a demonstration of Vietnamese ĐÀN MÔI for the newspaper TUỔI TRẺ on the occasion of the NEW YEAR 2011. Video clip made by TRUNG UYÊN.

“Vua muỗng” Trần Quang Hải, người thể hiện tiết tấu - âm thanh đa dạng nhất từ nghệ thuật gõ muỗng, KỶ LỤC VIỆT NAM



“Vua muỗng” Trần Quang Hải
TTO - Chỉ với hai chiếc muỗng, giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải đã tạo nên nhiều tiết tấu, âm thanh thú vị. Tiếng "đàn muỗng" cùng giáo sư "chu du" khắp nơi và không ngừng làm mọi người thú vị. Tại Việt Nam, ông được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục người thể hiện tiết tấu - âm thanh đa dạng nhất từ nghệ thuật gõ muỗng.
Giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải biểu diễn "đàn muỗng" - Ảnh: Trung Uyên 
Xem giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải biểu diễn đàn muỗng (lưu ý bạn đọc không nên làm theo những động tác của nhạc sĩ khi chưa luyện tập và nắm bắt kỹ thuật)
Từ tiếng gõ muỗng trong tủ
Một buổi tối mùa hè, chú bé 6 tuổi Trần Quang Hải tình cờ thấy một nhóm các chiến sĩ kháng chiến quây quần ca hát quanh đống lửa. Một chiến sĩ đánh nhịp bằng hai cái muỗng. Chú bé Hải thích thú liền mon men đến hỏi: "Chú ơi, chú đánh hai cái muỗng sao mà nghe giòn và hay quá? Chú chỉ dùm cháu với". Người chiến sĩ ân cần: "Chú học được khi ở Liên Xô, cháu có thể thử làm bằng cách bẻ cong hai cái muỗng, úp ngược vào nhau, đặt ngón tay trỏ vào giữa hai cán muỗng sao cho hai cán muỗng cách nhau khoảng 2 li rưỡi rồi đánh muỗng lên đùi, lên tay theo những nhịp quen thuộc hay tự sáng tạo thêm".
Giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải biểu diễn đàn muỗng trong chương trình Hội ngộ kỷ lục gia lần thứ 20 vào giữa tháng 12-2010 tại TP.HCM - Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Về đến nhà, chú bé Hải xin bà ngoại hai cái muỗng, bẻ cong cán muỗng rồi say sưa gõ đến sưng tay. Người nhà phản đối vì nghe riết muốn điếc tai nên chú bé liền chui vào tủ để gõ muỗng. Nhưng rồi thú vui ấy cũng dần trôi theo tuổi thơ.
Năm 17 tuổi, khi đang ở Pháp, tiếng muỗng tuổi thơ lại vang vọng trong tâm tưởng khi Trần Quang Hải thấy anh chàng người Mỹ tên Roger Mason chơi đánh muỗng. Quang Hải quyết định bỏ ra 3 tháng để luyện tập kỹ thuật đánh muỗng, sáng tạo ra những kỹ thuật đánh mới, tận dụng hết các chi trên cơ thể. Đến khi gặp lại Roger Mason, Quang Hải mời anh cùng đánh muỗng kiểu "đối thoại" và được Roger Mason cùng nhiều khán giả khen tặng không ngớt.
Đến "vua muỗng" và một ước mong
Danh hiệu "vua muỗng" đến với giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải khi ông chiến thắng tại một cuộc thi gõ muỗng khuôn khở Đại nhạc hội dân nhạc tại Cambridge, Anh vào năm 1967. Nếu tính từ lần đầu tiên đến với gõ muỗng từ thưở bé thơ, đến nay, giáo sư Trần Quang Hải đã có hơn 60 năm gắn bó với những giai điệu từ muỗng.
Các động tác khi biểu diễn "đàn muỗng" của giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải - Ảnh: Trung Uyên
Tiếng gõ muỗng của giáo sư đã vang lên trong hơn 1.500 chương trình biểu diễn, buổi sinh hoạt âm nhạc trong trường học; đã đi qua hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại Pháp, các em học sinh khi học gõ muỗng sẽ cùng biểu diễn như một dàn nhạc với nhiều loại muỗng khác về chất liệu, kích cỡ.
Giáo sư cho biết: "Chơi với muỗng sẽ giúp các em nhỏ nhận ra rằng những vật dụng gần gũi nhất cũng có thể tạo nên tiết tấu giai điệu và các em hoàn toàn có thể sáng tạo những cách đánh mới hay tiết tấu mới. Tôi mong nghệ thuật gõ muỗng này cũng có thể được giảng dạy trong trường cho các thiếu nhi Việt Nam".
Không chỉ có cách đánh muỗng phối hợp tay với đùi, trượt muỗng trên cánh tay, đánh trên mu bàn tay, trong lòng bàn tay, trên các khớp ngón tay... mà còn cả cách đánh muỗng bằng miệng, phối hợp miệng với tay. Không ít lần vì đánh quá say mê mà giáo sư đánh đến chảy cả máu răng và bị nha sĩ cấm không được dùng miệng chơi đàn muỗng nữa. 
Không ít lần vì quá say mê đánh muỗng mà giáo sư Trần Quang Hải bị đau răng - Ảnh: Trung Uyên
Những tiết tấu của âm nhạc cổ truyền Việt Nam được giáo sư áp dụng vào đàn muỗng. Đã không ít lần, tiếng gõ muỗng ấy đã ngẫu hứng hòa cùng tiếng đàn điêu luyện của giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khê - thân phụ của giáo sư Trần Quang Hải.
Yêu tiếng đàn muỗng nên không khó hiểu khi giáo sư Trần Quang Hải có cả một bộ sưu tập muỗng lên đến hơn 400 cái, phần được mua, phần được người dân khắp nơi trao tặng. 
Giáo sư Trần Quang Hải biểu diễn đàn môi - Ảnh: Trung Uyên
Xem giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải biểu diễn đàn môi 
Ngoài đàn muỗng, giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải còn dành nhiều thời gian say mê nghiên cứu phát triển kỹ thuật đàn môi và kỹ thuật hát đồng song thanh (kỹ thuật hát phát ra hai giọng cùng lúc ở hai cao độ khác nhau).
TRUNG UYÊN
Thứ Năm, 03/02/2011, 11:32 (GMT+7)

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Người Việt Nam phổ biến (giảng dạy, biểu diễn) đàn môi tại nhiều nước trên thế giới nhất


Người Việt Nam phổ biến (giảng dạy, biểu diễn) đàn môi tại nhiều nước trên thế giới nhất
(Kỷ lục) - Giáo sư Tiến sĩ Trần Quang Hải là hậu duệ đời thứ năm của nhạc sĩ cung đình Huế Trần Quang Thọ (1830-1890); hậu duệ đời thứ tư của danh cầm đàn tỳ bà Trần Quang Diệm (1853-1925); cháu nội tác giả chế ra cách lên dây đàn Tố Lan cho đàn kìm là nhạc sĩ Trần Quang Triều (tức Bảy Triều 1897-1931); là con trai của GS TS nhạc sĩ Trần Văn Khê và là chồng của nữ danh ca Bạch Yến. 
 
Giáo sư Quang Hải biểu diễn đàn môi ở nước ngoài
 

Ca sĩ Bạch Yến vốn là một trong vài nữ ca sĩ Việt Nam hát nhạc ngoại quốc đầu tiên và nổi tiếng qua nhạc phẩm Đêm đông của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn ông sang Pháp du học năm 1961.

Năm 1965, ông gặp và được nhạc sĩ John Wright (Anh) chỉ phương pháp căn bản khảy đàn môi. Bắt đầu từ đây, ông tự phát triển cách đánh đàn môi của phương Tây và nhờ nghe những đĩa hát về đàn môi của nhiều quốc gia mà ông đã tạo thành một kỹ thuật tổng hợp về nghệ thuật khảy đàn môi, đặc biệt là đàn môi của dân tộc Mông (một dân tộc ít người ở Việt Nam).

 

Cũng từ năm 1965, ông đã cố gắng phổ biến đàn môi Việt Nam đến với người dân Pháp cũng như người dân của các nước châu Âu khác. Từ đó đến nay đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Ông đã giảng dạy, hường dẫn cho nhiều lớp học trò, trong đó có một số chơi đàn môi rất giỏi. Hai nghệ sĩ đàn môi nổi tiếng ở Việt Nam là Nguyễn Đức Minh (Hà Nội) và Đặng Văn Khai Nguyên (Đồng Nai) đều là học trò của ông.

Và, cũng qua cách trình bày, minh họa của ông về đàn môi Mông mà ngày nay đa số nghệ sĩ chơi đàn môi trên thế giới đều sử dụng loại đàn môi này. Ông còn dành thời gian đến với các lễ hội đàn môi trên thế giới. Sự có mặt của ông ở những nơi này đều được quý mến và tôn trọng vì hầu như mọi nghệ sĩ đàn môi thế giới đều mến phục tài năng của ông và xem ông như một bậc thầy về đàn môi.

Tại lễ hội đàn môi thế giới ở tỉnh Rauland (Na Uy) vào tháng 6.2002, Giáo sư Tiến sĩ Trần Quang Hải là một trong những sáng lập viên của Hội đàn môi quốc tế. Trụ sở của hội được đặt tại London (Anh) do ông Michael Wright làm tổng thư ký điều hành. Hội có trên 140 hội viên của trên 30 quốc gia (Anh, Pháp, Hà Lan, Na Uy, Đức, Ý, Ba Lan, Nga, Nhật, Mỹ, Argentina, Canada, Kyrgyzstan, Altai, Ấn Độ, Việt Nam,…).

Có thể nói, cho đến nay (6.2012) ông là người Việt duy nhất tham gia nhiều đại hội liên hoan đàn môi trên thế giới. Đó là, lễ hội đàn môi thế giới (1998, Molln, Áo); lễ hội đàn môi quốc gia (2000, Molln, Áo); lễ hội đàn môi thế giới (2002, Rauland, Na Uy); lễ hội đàn môi Na Uy (2003, Bö, Na Uy); lễ hội đàn môi thế giới (2004, Catania, đảo Sicilia, Ý); lễ hội đàn môi thế giới (2006, Amsterdam, Hà Lan); lễ hội đàn môi quốc gia (2007, Kecskemet, Hungari); lễ hội đàn môi quốc tế (2010, Leipzig, Đức); lễ hội đàn môi thế giới (2010, Kecskemet Hungari); lễ hội đàn môi thế giới (2011, Yakutsk, Yakutia, Nga); lễ hội đàn môi quốc tế (2012, Moscova, Nga).
Giáo sư Quang Hải tại Matxcova
Ông đã biểu diễn trên 500 buổi diễn đàn môi tại 45 quốc gia; trình bày tham luận về sự phong phú đàn môi Việt Nam tại hội nghị thế giới ở tỉnh Saint John’s, Canada vào tháng 7.2011 (ICTM world conference in Saint John’s, Newfoundland, Canada, july 2011)
Là người được giới nghệ sĩ và ban tổ chức các lễ hội đàn môi tín nhiệm nên Giáo sư Tiến sĩ Trần Quang Hải có mặt trong ban chấp hành đồng thời là cố vấn khoa học (executive board member & scientific adviser) của Hội đàn môi quốc tế - International Jew’s harp Society để giúp ban tổ chức làm việc đúng theo tiêu chuẩn nghệ thuật và khoa học. Do vậy, ông đã "nắm” một số lễ hội đàn môi sẽ tổ chức trong thời gian tới như năm 2013 lễ hội đàn môi thế giới sẽ tổ chức tại Đức. Năm 2015 tại Nga. Năm 2017 tại Áo.

T.Tín - kyluc.vn
Đề xuất kỷ lục / Danh mục đề xuất
Thứ năm, ngày 1 - 11 năm 2012 GMT+7

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

TRAN QUANG HAI : TRIP TO MOSCOW, day 6: 27 october 2012, part 2

TRAN QUANG HAI : TRIP TO MOSCOW, day 6: 27 october 2012, part 2

With Russian friends at the Jew's harp shop TA-MUSICA.RU, Moscow
Với các bạn Nga nhạc sĩ đàn môi tại tiệm bán đàn môi TA-MUSICA.RU, Moskva