Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

VI THÙY LINH : Ngô Hoàng Quân và mùa cello mãi mãi

Ngô Hoàng Quân và mùa cello mãi mãi

- Luôn sợ thời gian nhanh, tôi lại mong tháng 10 sớm hết, để khởi tháng 11 bằng đêm nhạc được đợi chờ. Tối 1 và 2/11 này tại Nhà hát Lớn Hà Nội, chương trình hoà nhạc Gorgeous night chứa đựng một sự kiện đặc biệt: Sự “trở lại” của R. Schumann cùng nghệ sĩ Cello Ngô Hoàng Quân.

TIN BÀI KHÁC


1.
Những bậc trưởng thượng âm nhạc hàn lâm Việt Nam chưa ai dám khai phá kiệt tác này. Concert cung La thứ viết cho cello và dàn nhạc (DN) mà Ngô Hoàng Quân chơi trong hai đêm 1, 2/11 là dấn thân quả cảm của ước mơ 30 năm. Ở tuổi 56, ông chọn thử thách lớn này, một ý chí bằng hưng khí tuổi trẻ.

Cả tuổi trẻ (từ 1976-1982), Ngô Hoàng Quân là sinh viên xuất sắc của Nhạc viện Tchaikovsky danh tiếng, đồng môn với Đặng Thái Sơn, Đỗ Hồng Quân, Nguyễn Thiếu Hoa. Cậu học trò cưng của giáo sư Stéphane Timopheivic Kalianov đã chạy archet bằng mắt qua concerto của Schumann. Nó vô cùng phức tạp. Nhưng anh tự hẹn chính mình, tương lai sẽ “tải” được tác phẩm này.

“Cực khó về kỹ thuật và âm nhạc, tôi vẫn quyết làm bằng được, vì nó quá hay”, NSƯT Ngô Hoàng Quân nói.

Gorgeous night (Đêm lộng lẫy) do DN giao hưởng Việt Nam (VNSO) trình tấu dưới sự điều khiển của nhạc trưởng người Anh (sống tại Mỹ) Dorian Wilson, thể hiện các tác phẩm của G. Rossini, L. Bernstein, G. Gershwin. Concerto của Schumann khó nhất, là đỉnh cao khiến bất cứ nghệ sĩ solo nào cũng thán phục, thầm ước mơ, mà Ngô Hoàng Quân sẽ ghi dấu đêm này.

Tháng 10/1850, ở Düsseldorg (Đức), R. Schumann viết tuyệt phẩm này, concerto đầu tiên, duy nhất và cuối cùng ông viết cho cello. Ở tuổi 40, chịu nhiều chấn động tâm lý, khổ đau vì vợ - Clara - yêu người khác, khiến Schumann bùng lên phức cảm sáng tạo và dồn tình cảm đặc biệt ông dành cho cello vào sáng tác này.

Concerto cho cello của Schumann được xếp vào hạng khó nhất trong kho tàng viết cho cello của nhân loại. Nghệ sĩ cello vĩ đại người Nga gốc Do Thái M.Rostropovic tuyên bố rằng ông “rất thích chơi kiệt tác này hơn bất kỳ cello concerto nào khác. Nó là một trong những công trình tốt nhất người ta muốn nghe, âm nhạc tuyệt vời từ đầu đến cuối”.



2.
Phong độ của Ngô Hoàng Quân bền vững và ngày càng cao nghề qua 30 năm trình diễn trong nước và quốc tế, là biểu chứng của hành trình lao động cật lực, đam mê, chân tài và văn hoá âm nhạc đáng nể. Suốt tháng 10, cứ cuối giờ làm việc, Ngô Hoàng Quân lại tập đàn đến 22 giờ mới rời cơ quan. Bữa tối của ông là những gói ngũ cốc và sữa, luôn lệch giờ. Trên tầng 6 toà nhà 32 Nguyễn Thái Học, mỗi khi kết thúc giờ làm việc ông lại trở về bản nguyên đặc thù một nghệ sĩ từ trong máu.

Học cello từ cha (nhạc sĩ Hoàng Dương) khi 5 tuổi, qua 51 năm, đầu các ngón tay trái kết chai. Triệu lần day nốt, cơ man mồ hôi và máu ứa tụ các ngón tay. Một nghệ sĩ cello như Ngô Hoàng Quân không cần xếp vị trí số 1 Việt Nam, ông đã đặt đẳng cấp quốc tế, được bạn bè quốc tế yêu mến, nể phục. Tiếng đàn hay đạt đến bậc thầy, không riêng tuyệt kỹ, còn là tài khí, tâm hồn phong nhiêu, nhạy cảm và duy mỹ của ông, kết tạo từ di truyền văn hoá của dòng họ thi thư.

Một nghệ sĩ như thế chỉ được sử dụng cây đàn chừng 25.000 USD (tài sản Nhà nước trang bị), một trị giá ít ỏi. Trong một nền âm nhạc bị lấn át và lũng đoạn bởi những “cổ họng”, ca sĩ làm mưa làm gió, thậm chí nhũng nhiễu tác quái; thị hiếu ham xem bài giật gân và phao tin đồn, âm nhạc chỉ được hiểu ở mức “ca nhạc”, thì những nghệ sĩ theo đuổi dòng nhạc bác học, các lớp nhà văn, tác giả vắt não ra câu chữ, nhọc nhằn lắm thay!


3.
Cây cello Đức trong lòng, 4 dây căng, rớm máu tay kéo vĩ, từng nốt lại vang lên giai âm của nhạc sĩ Đức, xiết bao gợi cảm. Sự chuẩn xác khi nhấn nốt trên cần đàn không phím, se kết những ngân rung hoà cảm nơi ông cùng tình yêu của mình. Các đầu ngón tay rách da tứa máu, buốt tận óc, quấn Urgo chưa có cơ hội lành, bởi ông còn tiếp tục tập tại tầng 5 trụ sở VNSO gần nhà, đến 3 giờ sáng 1/11.

Để có 25 phút solo tấu trên sân khấu, là 250 giờ tập luyện, 30 năm ước mơ. Thật cảm động, hình ảnh Ngô Hoàng Quân, mồ hôi đẫm mái tóc lọn sóng, túa trên mặt cổ, sũng áo. Tôi đã không kìm giữ nổi nước mắt mình bởi vẻ đẹp lao động ấy.


Mùa này Mátxcơva tuyệt đẹp bởi màu vàng huyền diệu thiên đàng trải khắp những ngả đường và cánh rừng. Ngô Hoàng Quân đã trở lại Mátxcơva 1998 khi dự thi concours J. Bach và năm 1994, tham gia “Những ngày văn hoá Việt Nam tại LB Nga”. Còn bây giờ ông dồn ước mơ tuổi trẻ vào
Đêm lộng lẫy. Ông sống lại quãng đời đẹp nhất ở Nga, bằng khát khao và nỗi say nghề từ trong máu, tập đàn cường độ cao, nặng hơn cả lúc luyện thi tốt nghiệp với concerto của nhạc sĩ Czech A. Dvorak (1841-1904).

Khi mùa Thu đến
là hoà tấu Ngô Hoàng Quân đã thu ở TP HCM, phòng thu Phú Quang, một trong những người viết nhạc phim thành công nhất. Nhiều bộ phim hay của điện ảnh Việt Nam, như Bao giờ cho đến tháng 10, Vị đắng tình yêu… thành công và được nhớ còn bởi âm nhạc Phú Quang, trong đó phần solo viết cello nhạc sĩ chủ ý dành cho Ngô Hoàng Quân. Văn thái phong lưu, sự hào hoa lịch duyệt của một người Hà Nội gốc toát lộ nơi Ngô Hoàng Quân, qua kỳ thanh mà ông thể hiện. Ông làm tôi bất ngờ về vốn từ dồi dào, sử dụng tinh tế bằng giọng nói nhạc cảm toả ra từ một người Hà Nội có tâm hồn đẹp, đã ảnh hưởng văn minh châu Âu.

4.
Tiếng cello lan qua phố cổ Hà Thành, lưu luyến trước số nhà 194 Hàng Bông. Nơi ấy, nhà văn Trúc Khê (1901-1947) đã sống, viết và có những cuộc thi đàm bên bạn hữu, cùng người yêu thầm kín của mình, nữ sĩ Ngân Giang (1916-2002). Nhật ký Trúc Khê để lại mà cháu nội Ngô Hoàng Quân đang giữ là văn liệu quý báu không chỉ của gia tộc họ Ngô, mà còn cho những người yêu văn học.

Trúc Khê, nhà văn, dịch giả thứ hạng của nền văn học VN thế kỷ XX, là một danh sĩ của Thăng Long. Sự uyên thâm Hán học, Pháp văn truyền toả bằng tinh thần dân tộc, luôn muốn “rút ruột” cho nước nhà dù trong mọi thời đoạn qua những tâm nguyện, sản nghiệp viết của một sĩ phu yêu nước. Trúc Khê dịch thuật, biên khảo nhiều tác phẩm giá trị:
Kinh Thi, Ức Trai thi tập, Truyền kỳ mạn lục, Lĩnh Nam chích quái, Thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ…Truyện ký danh nhân, M.Gorki, các tác phẩm của Nga, Đức, Ba Lan, Ý, các biên khảo về lịch sử dân tộc, lễ tục, đạo giáo, tùy bút. Qua đời sớm vì bệnh trọng, Trúc Khê - Ngô Văn Triện để lại trên 60 đầu sách. “Tác phẩm lớn nhất” của nhà văn có lẽ là nhạc sĩ, PGS, Nhà giáo Nhân dân Hoàng Dương (1933), người có công lập khoa Dây trường Âm nhạc Việt Nam, là thầy của nhạc sĩ Nguyễn Cường, NSƯT Trần Thị Mơ…
Nhạc sĩ Hoàng Dương thừa hưởng từ cha tâm hồn giàu có, sự hiếu học. Thiếu nữ Hà thành Khúc Thị Minh Châu (1938) yêu tài đàn nhạc mà thành vợ ông năm 17 tuổi. Bà nổi tiếng là một giai nhân quý phái. Nhan sắc, tâm tài, dung mạo của ông bà sinh thành nên hai người con trai tuấn kiệt: NSƯT thạc sĩ Ngô Hoàng Quân (1956) và TS violin Ngô Hoàng Linh (1959, giảng viên khoa Dây, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam).

Thật đáng tự hào và trân trọng một dòng họ ba đời dâng mình cho nghệ thuật, sự thành đạt của họ là kết quả của cống hiến kế truyền liên tục, tinh hoa và toả sáng. Yêu cha và kính trọng những đóng góp của ông, Ngô Hoàng Quân tổ chức đêm nhạc 2/10, mừng sinh nhật 80 tuổi của cha mình; đích thân người con trai cả của nhạc sĩ phối khí, chuyển soạn ca khúc
Hướng về Hà Nội (1953) cho DN, Thanh Lam hát. Các ca sĩ nổi tiếng Mỹ Linh, Trọng Tấn, Đăng Dương, Tùng Dương đã nhiệt tình tham gia. Ngô Hoàng Linh đi công tác tại Nhật. Nhưng Ngô Hoàng Quân và Trần Thị Mơ đã solo trong chương trình này.

Những năm qua, nghệ sĩ cello Ngô Hoàng Quân đã cố vấn nghệ thuật cho chương trình Điều còn mãi do báo VietNamNet tổ chức mỗi dịp 2/9… Điều còn mãi trong trí nhớ công chúng, sẽ là tiếng đàn gợi cảm, say đắm, giao linh của xúc cảm và kỹ thuật tuyệt vời mà Ngô Hoàng Quân đã hiến dâng qua mấy trăm mùa đã sống. Một năm có 4 mùa, còn với ông, mùa nào cũng là mùa cello.


Vi Thùy Linh

Ảnh: Nguyễn Đình Toán

http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/94988/ngo-hoang-quan-va-mua-cello-mai-mai.html

Người Việt Nam phổ biến (giảng dạy, biểu diễn) đàn môi tại nhiều nước trên thế giới nhất


Người Việt Nam phổ biến (giảng dạy, biểu diễn) đàn môi tại nhiều nước trên thế giới nhất
(Kỷ lục) - Giáo sư Tiến sĩ Trần Quang Hải là hậu duệ đời thứ năm của nhạc sĩ cung đình Huế Trần Quang Thọ (1830-1890); hậu duệ đời thứ tư của danh cầm đàn tỳ bà Trần Quang Diệm (1853-1925); cháu nội tác giả chế ra cách lên dây đàn Tố Lan cho đàn kìm là nhạc sĩ Trần Quang Triều (tức Bảy Triều 1897-1931); là con trai của GS TS nhạc sĩ Trần Văn Khê và là chồng của nữ danh ca Bạch Yến. 
 
Giáo sư Quang Hải biểu diễn đàn môi ở nước ngoài
 

Ca sĩ Bạch Yến vốn là một trong vài nữ ca sĩ Việt Nam hát nhạc ngoại quốc đầu tiên và nổi tiếng qua nhạc phẩm Đêm đông của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn ông sang Pháp du học năm 1961.

Năm 1965, ông gặp và được nhạc sĩ John Wright (Anh) chỉ phương pháp căn bản khảy đàn môi. Bắt đầu từ đây, ông tự phát triển cách đánh đàn môi của phương Tây và nhờ nghe những đĩa hát về đàn môi của nhiều quốc gia mà ông đã tạo thành một kỹ thuật tổng hợp về nghệ thuật khảy đàn môi, đặc biệt là đàn môi của dân tộc Mông (một dân tộc ít người ở Việt Nam).

 

Cũng từ năm 1965, ông đã cố gắng phổ biến đàn môi Việt Nam đến với người dân Pháp cũng như người dân của các nước châu Âu khác. Từ đó đến nay đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Ông đã giảng dạy, hường dẫn cho nhiều lớp học trò, trong đó có một số chơi đàn môi rất giỏi. Hai nghệ sĩ đàn môi nổi tiếng ở Việt Nam là Nguyễn Đức Minh (Hà Nội) và Đặng Văn Khai Nguyên (Đồng Nai) đều là học trò của ông.

Và, cũng qua cách trình bày, minh họa của ông về đàn môi Mông mà ngày nay đa số nghệ sĩ chơi đàn môi trên thế giới đều sử dụng loại đàn môi này. Ông còn dành thời gian đến với các lễ hội đàn môi trên thế giới. Sự có mặt của ông ở những nơi này đều được quý mến và tôn trọng vì hầu như mọi nghệ sĩ đàn môi thế giới đều mến phục tài năng của ông và xem ông như một bậc thầy về đàn môi.

Tại lễ hội đàn môi thế giới ở tỉnh Rauland (Na Uy) vào tháng 6.2002, Giáo sư Tiến sĩ Trần Quang Hải là một trong những sáng lập viên của Hội đàn môi quốc tế. Trụ sở của hội được đặt tại London (Anh) do ông Michael Wright làm tổng thư ký điều hành. Hội có trên 140 hội viên của trên 30 quốc gia (Anh, Pháp, Hà Lan, Na Uy, Đức, Ý, Ba Lan, Nga, Nhật, Mỹ, Argentina, Canada, Kyrgyzstan, Altai, Ấn Độ, Việt Nam,…).

Có thể nói, cho đến nay (6.2012) ông là người Việt duy nhất tham gia nhiều đại hội liên hoan đàn môi trên thế giới. Đó là, lễ hội đàn môi thế giới (1998, Molln, Áo); lễ hội đàn môi quốc gia (2000, Molln, Áo); lễ hội đàn môi thế giới (2002, Rauland, Na Uy); lễ hội đàn môi Na Uy (2003, Bö, Na Uy); lễ hội đàn môi thế giới (2004, Catania, đảo Sicilia, Ý); lễ hội đàn môi thế giới (2006, Amsterdam, Hà Lan); lễ hội đàn môi quốc gia (2007, Kecskemet, Hungari); lễ hội đàn môi quốc tế (2010, Leipzig, Đức); lễ hội đàn môi thế giới (2010, Kecskemet Hungari); lễ hội đàn môi thế giới (2011, Yakutsk, Yakutia, Nga); lễ hội đàn môi quốc tế (2012, Moscova, Nga).
Giáo sư Quang Hải tại Matxcova
Ông đã biểu diễn trên 500 buổi diễn đàn môi tại 45 quốc gia; trình bày tham luận về sự phong phú đàn môi Việt Nam tại hội nghị thế giới ở tỉnh Saint John’s, Canada vào tháng 7.2011 (ICTM world conference in Saint John’s, Newfoundland, Canada, july 2011)
Là người được giới nghệ sĩ và ban tổ chức các lễ hội đàn môi tín nhiệm nên Giáo sư Tiến sĩ Trần Quang Hải có mặt trong ban chấp hành đồng thời là cố vấn khoa học (executive board member & scientific adviser) của Hội đàn môi quốc tế - International Jew’s harp Society để giúp ban tổ chức làm việc đúng theo tiêu chuẩn nghệ thuật và khoa học. Do vậy, ông đã "nắm” một số lễ hội đàn môi sẽ tổ chức trong thời gian tới như năm 2013 lễ hội đàn môi thế giới sẽ tổ chức tại Đức. Năm 2015 tại Nga. Năm 2017 tại Áo.

T.Tín - kyluc.vn
Đề xuất kỷ lục / Danh mục đề xuất
Thứ năm, ngày 1 - 11 năm 2012 GMT+7

'Quái kiệt' Nguyễn Thế Vinh

'Quái kiệt' Nguyễn Thế Vinh
Đến nay thì tên tuổi của "độc thủ đại hiệp" Nguyễn Thế Vinh không còn xa lạ trong hoạt động ca nhạc ở TP HCM, đặc biệt trong giới yêu thích nhạc Trịnh. Vinh không chỉ đem lại cho khán giả sự thán phục về nghị lực của một thanh niên khuyết tật mà còn cả sự rung động, đồng cảm qua phần diễn tấu tài hoa của một nghệ sĩ thực thụ.
Chen lẫn, ngược xuôi trên đường phố Sài Gòn là một dáng người thấp nhỏ, da ngăm đen, tóc xoăn ngồi trên một chiếc xe máy cà tàng mà tay ga đã đổi sang bên trái, lưng đeo "Guitar bảo kiếm". Đó chính là "Độc thủ đại hiệp" Nguyễn Thế Vinh đang "hành hiệp".
Với Vinh, chơi nhạc chỉ là để thỏa mãn sự đam mê của mình và cũng để chia sẻ với những tâm hồn đồng cảm nên anh ít quan tâm đến chuyện cát-sê. Sau bao năm "bôn tẩu" với một tuổi thơ bất hạnh, nhọc nhằn, một quá trình học tập trong thiếu thốn và đến với âm nhạc qua khổ luyện, giờ đây Vinh đã là chủ của một cửa hàng sửa chữa điện thoại di động. Chưa giàu nhưng đủ cho anh không phải lo lắng về cái ăn, cái mặc như ngày xưa.
Khi Vinh mới được 4 tuổi thì mất cha. Mẹ dắt díu mấy anh em Vinh về ở với ông bà ngoại ở một làng quê thuộc huyện Bắc Bình (Bình Thuận). Vinh 7 tuổi thì mồ côi mẹ.
Nhà ngoại nghèo, phải nhận 2 con bò của hợp tác xã về chăn thuê và Vinh là người có nhiệm vụ chăn dắt. Năm 1978 (lúc Vinh đang học lớp 3), một chiều thứ bảy định mệnh đã làm đảo lộn cuộc đời Vinh: cậu bị té ngã từ trên lưng bò, gãy cánh tay phải. Nhà nghèo, ở xa bệnh viện cộng với sự thiếu hiểu biết của dân quê trong chữa trị nên cánh tay đã hoại tử phải cắt bỏ đến tận bả vai.
Cái dáng người nhỏ thó của Vinh có lẽ một phần cũng bởi những nỗi nhọc nhằn oằn lên tuổi thơ anh trên vùng đất cát ven bờ sông Lũy. Vùng đất này chỉ trồng được mỗi một loại dưa dùng để lấy hạt, rang và nhuộm đỏ để bán vào dịp Tết.
Mùa khô hạn, Vinh phải đi hàng cây số gánh nước từ sông Lũy về tưới dưa. Cậu bé chỉ gánh được trên vai trái, khi quá mỏi thì đặt gánh nước xuống nghỉ chứ không thể đổi đòn gánh qua vai phải như người bình thường. Nhọc nhằn, cực khổ nhưng Vinh vẫn cố gắng khắc phục những trở ngại từ sự khiếm khuyết của cơ thể để học tập. Cậu tập viết bằng tay trái và lên lớp đều đặn từ bậc tiểu học cho đến tốt nghiệp THPT.
Năm 1988, Vinh tìm vào Sài Gòn tự mưu sinh bởi không muốn là gánh nặng cho người thân. Một nhóm sinh viên đã đưa anh về phòng trọ cho ở chung. Nhờ họ động viên, hướng dẫn, một năm sau Vinh trúng tuyển vào Đại học Kinh tế TP HCM. Để theo đuổi việc học, Vinh đã phải làm thêm rất nhiều nghề: vá xe, giữ xe, dạy kèm...
Tuy nhiên, lúc nào Vinh cũng khát khao được thể hiện mình qua ngón đàn guitar. Ngay từ năm lớp 6, khi người cậu đem từ Sài Gòn về một cây guitar, Vinh đã bị cây đàn này "mê hoặc". Lúc nào cậu cũng mày mò, tìm đủ cách chinh phục cây đàn, bắt nó phải phát ra những âm thanh như ý mình.
Không đánh được như người bình thường thì Vinh thử nghiệm bằng nhiều cách: cột phím, cột chân nhang vào mỏm tay bị cụt, thậm chí đánh đàn bằng... chân! Tất cả đều thất bại. Cuối cùng cậu nghĩ ra cách đánh đàn cho riêng mình: lật ngửa mặt đàn lên, dùng các ngón giữa, áp út và ngón út để bấm nốt còn ngón trỏ để gảy. Với kiểu đánh đàn này, qua nhiều năm tháng khổ luyện Vinh đã có thể solo được dăm ba bản nhạc.
Vinh vẫn chưa thật bằng lòng với kiểu bấm nốt này, cậu tập bấm hợp âm. Để bấm thành thục một hợp âm, Vinh phải tập đi tập lại hàng tháng trời. Niềm đam mê cộng với sự kiên trì khổ luyện trong rất nhiều năm tháng đã giúp Vinh "khuất phục" được cây đàn guitar, thỏa mãn được ước mơ cháy bỏng ngày xưa. Giờ đây, Vinh đã có thể tự tin đệm đàn cho bất kỳ nhạc phẩm nào, trừ những hợp âm có cấu trúc quá cầu kỳ.
Không chỉ mê chơi đàn guitar, Nguyễn Thế Vinh còn rất mê thổi kèn harmonica bởi cậu nhận ra đó là một loại nhạc cụ dễ sử dụng, rất thích hợp với mình. Ngoài việc khổ luyện với đàn guitar, Vinh còn "chia sẻ" cho cây kèn harmonica một nỗi đam mê không kém và nảy ra ý định song tấu cùng lúc 2 loại nhạc cụ này. Qua nhiều lần thử, 2 cọng thép gắn từ thùng đàn lên đỡ lấy 2 đầu cây kèn ở vị trí ngang miệng đã giúp anh toại nguyện. Và thế là Sài Gòn có thêm một "quái kiệt" chơi cùng lúc 2 nhạc cụ!
Những nhạc phẩm mà Vinh thích diễn tấu đa số là của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Cát bụi, Diễm xưa, Ngụ ngôn mùa đông, Biển nhớ, Thương một người... da diết và đầy tâm trạng, có phần nào đó rất trùng hợp với tâm cảnh của Vinh nên khi biểu diễn anh thường đắm mình vào trạng thái xuất thần. Những bản nhạc tài hoa của Trịnh trên ngón đàn long đong này trở thành những dòng chảy tình cảm thật mượt mà.
(Theo Thanh Niên

Phát hành bộ lịch Kỷ Lục Việt Nam 2012

Phát hành bộ lịch Kỷ Lục Việt Nam 2012
Phát hành bộ lịch Bloc Kỷ Lục Việt Nam 2012

Phát hành bộ lịch Kỷ Lục Việt Nam 2012

Thứ Hai, 06/06/2011, 07:45 AM (GMT+7)
Bộ lịch Bloc đặc biệt này bao gồm những kỷ lục gia Việt Nam đã được tôn vinh và xác lập.
Phi thường kì quặc cập nhật nhanh nhất những Chuyện lạ, những Bí ẩn lịch sử, Video chuyện lạ và những Kỉ lục Guiness khắp nơi trên thế giới!
Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam thành lập từ tháng 8.2004 với mục đích tôn vinh nỗ lực, kỳ tích của con người, của thiên nhiên Việt Nam. Những kỷ lục được công bố và xác lập đều mang tính tính cực và gắn với đời sống xã hội.
Đánh dấu 7 năm hoạt động, phát triển, chào mừng kỷ lục gia thứ 1.000 được xác lập trong năm 2011 và chào đón năm mới 2012, năm có nhiều ngày lễ trọng đại của đất nước, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam chuẩn bị nội dung về các kỷ lục gia và các đơn vị sở hữu kỷ lục đưa vào in ấn, xuất bản và phát hành bộ lịch Bloc Kỷ Lục Việt Nam 2012.


Công bố kế hoạch phát hành bộ lịch Bloc Kỷ Lục Việt Nam 2012 

Trong bộ lịch Bloc đặc biệt này, quý vị sẽ được chiêm ngưỡng những kỷ lục gia Việt Nam đã được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam tôn vinh và xác lập. Đó là Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê, Nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân, Nghệ sĩ Ưu tú Kim Cương, Nghệ sĩ Ưu tú Bạch Tuyết, Bác sĩ Trương Thìn, Giáo sư - Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng, Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương, Giáo sư - Tiến sĩ Trần Quang Hải, Chánh chưởng quản Vovinam Võ sư Nguyễn Văn Chiếu,... là những người bằng cách này cách khác đã góp phần làm tôn vinh những giá trị văn hóa, đời sống của đất nước Việt Nam.
Công tác chuẩn bị cho bộ lịch Bloc đặc biệt này theo một lịch trình chặt chẽ sau đây: tháng 6: nội dung; tháng 7: in ấn; tháng 8 và tháng 9: xuất bản, phát hành.
Sự xuất bản và phát hành bộ lịch Bloc Kỷ Lục Việt Nam 2012 chính là niềm vui, niềm tự hào cho Cộng đồng kỷ lục gia Việt Nam và những người yêu mến kỷ lục Việt Nam trong và ngoài nước.
Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam trân trọng thông báo đến Cộng đồng kỷ lục gia Việt Nam.
Theo Kỷ lục 
http://us.24h.com.vn/phi-thuong-ky-quac/phat-hanh-bo-lich-ky-luc-viet-nam-2012-c159a383279.html

Kỷ lục Việt Nam: Nhà thơ nữ có thơ in trên lịch nhiều nhất

Kỷ lục Việt Nam: Nhà thơ nữ có thơ in trên lịch nhiều nhất
à thơ nữ có thơ in trên lịch nhiều nhất Việt Nam

Kỷ lục Việt Nam: Nhà thơ nữ có thơ in trên lịch nhiều nhất

Thứ Sáu, 05/08/2011, 08:05 AM (GMT+7)
Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương năm nay 74 tuổi. Bà sinh ra trong một gia đình làm thơ cha truyền con nối, đến bà là đời thứ năm.
Phi thường kì quặc cập nhật nhanh nhất những Chuyện lạ, những Bí ẩn lịch sử, Video chuyện lạ và những Kỉ lục Guiness khắp nơi trên thế giới!
Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương năm nay 74 tuổi. Bà sinh ra trong một gia đình làm thơ cha truyền con nối, đến bà là đời thứ năm. Từ ông sơ là vua Minh Mạng đến ông cố là người con thứ 11 của vua là Tuy Lý Vương Miên Trinh, người được nhắc trong câu thơ của vua Tự Đức "Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán, Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường". Đến ông nội bà là Tiểu Thảo Hồng Thiết, sang cha bà là Ưng Bình Thúc Giạ Thị và đến Công Tằng Tôn Nữ Hỷ Khương, kéo dài đến nay đã trên 190 năm.
Thời thơ ấu, bà có may mắn gần cha nhiều và được ông cụ dạy cho cách làm thơ. Với cha bà, thứ nhất thơ phải rõ nghĩa, thứ hai trong thơ phải có nhạc và chính thơ có nhạc thơ mới "bén rễ" sâu trong lòng người!


Nhà thơ nữ có thơ in trên lịch nhiều nhất Việt Nam

Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương sáng tác nhiều bài thơ nhưng ghi dấu ấn sâu đậm nhất trong lòng người đọc là bài thơ Còn gặp nhau. Xin nói rõ về sự ra đời của bài thơ này. Vào năm 1964, Giáo sư Trần Văn Khê và nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương đã kết nghĩa làm anh em. Năm 1993, Giáo sư Trần Văn Khê theo phái đoàn của Tổng thống Francois Mitterand (Pháp) về thăm Việt Nam. Trước khi trở về Pháp, Giáo sư Trần Văn Khê có nhắn bà đến để giã biệt. Nhung do bị đau, bà không thể đến có gửi cho ông một bài thơ dài.
Trong bài thơ đó có 4 câu sau, "Còn gặp nhau thì hãy cứ vui, Chuyện đời như nước chảy hoa trôi. Lợi danh như bóng mây chìm nổi, Chỉ có tình thương để lại đời". Về sau, bà cảm nhận ý tình mạch thơ vẫn dồi dào tuôn chảy đã khiến bà viết tiếp 6 đoạn làm nên một bài thơ hoàn chỉnh. Từ khi ra đời, Còn gặp nhau không chỉ được người đọc yêu mến mà còn được nhiều nhà thư pháp thể hiện trên những bức thư pháp và trên những tờ lịch treo tường.
Năm 2004, bài thơ Còn gặp nhau đã được Công ty văn hóa sáng tạo Trí Việt - First News in trên lịch 7 tờ với thư họa của họa sĩ Vũ Hối. Cứ thế vào mỗi dịp đầu xuân, Trí Việt lại "đưa" thơ của nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương lên lịch và được nhà xuất bản Trẻ cấp phép xuất bản.
Tiếp theo, các công ty như Công ty văn hóa Hương Trang, Công ty An Hảo, Công ty TNHH một thành viên 789 (Bộ Quốc Phòng)... đã in Còn gặp nhau, Hãy cho nhau cùng những bài thơ khác của nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương lên các cuốn lịch Bloc, lịch 7 tờ, lịch năm, lịch để bàn, Agenda... phát hành rộng rãi trong nước, thông qua các nhà xuất bản Trẻ, Văn Nghệ, Hội Nhà văn... Ngoài ra, còn nhiều nơi in thơ bà trên lịch. Có nơi xin phép có đề tên. Có nơi không xin phép không đề tên.
Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam chính tức công nhận đây là kỷ lục Việt Nam từ ngày 9 tháng 5 năm 2011.
Theo Kỷ lục

Kỷ lục Việt Nam: 3500 người hát quan họ tại hội Lim

Kỷ lục Việt Nam: 3500 người hát quan họ tại hội Lim

Kỷ lục Việt Nam: 3500 người hát quan họ tại hội Lim

Chủ nhật, 19/02/2012, 09:08 AM (GMT+7)
3.500 người đã tham gia lập kỷ lục nhiều người mặc trang phục quan họ và cùng hát dân ca quan họ Bắc Ninh nhất.
Phi thường kì quặc cập nhật nhanh nhất những Chuyện lạ, những Bí ẩn lịch sử, Video chuyện lạ và những Kỉ lục Guiness khắp nơi trên thế giới!
Sáng 4/2/2012 (13 tháng giêng năm Nhâm Thìn), tại đồi Lim (Bắc Ninh), 3.500 người đã tham gia lập kỷ lục nhiều người mặc trang phục quan họ và cùng hát dân ca quan họ Bắc Ninh nhất.


Kỷ lục Việt Nam: 3500 người hát quan họ tại hội Lim, Phi thường - kỳ quặc, ky luc viet nam,ky luc,hoi lim,quan ho,hat quan ho,tin tuc
Đó là các nghệ nhân, các liền anh liền chị của 49 làng quan họ, cùng hội viên các câu lạc bộ quan họ ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Bắc Ninh và hội viên Hội những người yêu dân ca quan họ Bắc Ninh, với ý thức và trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị dân ca quan họ Bắc Ninh.
Kỷ lục Việt Nam: 3500 người hát quan họ tại hội Lim, Phi thường - kỳ quặc, ky luc viet nam,ky luc,hoi lim,quan ho,hat quan ho,tin tuc
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Văn Phong - Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Ninh cho biết: "Chương trình xác lập kỷ lục nhiều người mặc trang phục quan họ truyền thống và cùng hát dân ca quan họ Bắc Ninh là một hoạt động văn hóa nghệ thuật nhằm góp phần khẳng định giá trị nhân loại, sự trường tồn và sức sống mạnh mẽ của dân ca quan họ Bắc Ninh trong xã hội đương đại. Đồng thời là dịp biểu dương kết quả của nhân dân Bắc Ninh trong cam kết thực hiện chương trình hành động quốc gia bảo tồn dân ca quan họ Bắc Ninh sau khi được UNESSCO công nhận và tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại."
Sau khi kỷ lục được xác lập, các liền anh, liền chị cùng ca lên câu quan họ, mời nước, mời trầu đến du khách.
Theo Kỷ lục 

QUỲNH VINH : “Xẩm tàu điện” trở lại với Thủ đô sau 20 năm vắng bóng








“Xẩm tàu điện” trở lại với Thủ đô sau 20 năm vắng bóng
22:10:00 27/10/2012
Tối 26/10, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội) diễn ra chương trình biểu diễn nghệ thuật âm nhạc dân gian “Xẩm tàu điện – văn hóa đường phố Hà Thành”.
Trong cái không gian thoáng đãng nhưng không quá ồn ã giữa trung tâm Hà Nội, đông đảo những người quan tâm, yêu mến nghệ thuật Xẩm, yêu mến những giá trị văn hóa của Hà Nội cũng như những vị khách quốc tế muốn tìm hiểu về văn hóa Việt Nam, văn hóa Hà Nội có dịp tận hưởng nét văn hóa đường phố độc đáo của Hà Nội xưa.
Sau âm thanh náo nhiệt của đường phố và tiếng leng keng của tàu điện mở đầu buổi biểu diễn, các nghệ sỹ đã trình bày những tiết mục xẩm đặc sắc như: “Anh Khóa”, “Nhị tình”, “Lỡ bước sang ngang”, “Trăng sáng vườn chè”, “Lơ lửng con cá vàng”… Ngay lập tức khán giả bị lôi cuốn bởi thanh âm réo rắt của đàn bầu, ca từ dân dã, bình dị của loại hình âm nhạc mới mẻ với khán giả trẻ, nhưng đã một thời gắn bó, quen thuộc với người dân Hà Thành xưa. Giữa phông nền được tạo hình bởi hình ảnh phố phường Hà Nội những năm 1900, gắn liền với chiếc tàu điện cũ kỹ, cũng đàn hồ, đàn nhị, cũng mõ, phách, chậu nhôm… các nghệ sỹ đã tái hiện được phần nào nét đặc trưng của xẩm.
Với lối hát vừa bỗ bã, dân gian, vừa hóm hỉnh, sang trọng, phù hợp với đời sống của thị dân, “Xẩm tàu điện” đã thu hút được hàng nghìn người dân Hà Nội đến thưởng thức vừa bởi yêu mến lẫn tò mò. Cụ Nguyễn Thị Nga (60 tuổi) ở phố Hàng Điếu chia sẻ: “So với ngày xưa thì cách biểu diễn xẩm như thế này sang trọng và hiện đại hơn nhiều, cách hát cũng trau chuốt hơn, công phu hơn. Nhưng dù sao các nghệ sỹ cũng đã thể hiện được cái chất của xẩm, khiến những người như thế hệ chúng tôi có dịp được sống lại nét văn hóa không đâu có được của Thủ đô ở thế kỷ trước”.
Các nghệ sỹ đã thành công khi mang được chất xẩm của Hà Thành xưa trở lại với cuộc sống hiện đại
Những câu hát Xẩm tự sự, ngâm nga về số phận người phụ nữ, kể tội những ông chồng khờ… đan xen những đoạn đối thoại dí dỏm giữa các nghệ sỹ, giữa nghệ sỹ với công chúng khiến người nghe không thể rời mắt. Bạn Trung Quân, sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội cho biết: “Em không biết nhiều về xẩm, chỉ đôi lần được nghe qua ti vi nên khi nghe thông tin về chương trình, lại nói về “Xẩm tàu điện” nên rất tò mò và háo hức. Giọng hát xẩm lúc trầm lúc bổng, lúc chanh chua, lúc xót xa và ca từ rất đời thường, bình dân nên rất dễ nghe…”
Ngoài phần biểu diễn xẩm của các nghệ sỹ có tên tuổi như: NSƯT Thanh Ngoan, NSƯT Hoàng Anh Tú… chương trình còn giới thiệu một giọng ca xẩm nhí Thanh Thanh Tấm (9 tuổi), học sinh Trường Tiểu học Ba Đình với tiết mục đặc biệt “Mục hạ vô nhân”, hay NSƯT Thế Dân với cây đàn tre độc đáo và những bài hát mang âm hưởng Tây Nguyên.
Đến với chương trình, công chúng còn được giao lưu với các vị khách mời là Nhà phê bình lý luận Nguyễn Đỗ Bảo, NSND Phạm Thị Thành và NSƯT Thanh Ngoan về kỷ niệm với xẩm tàu điện – một món ăn tinh thần lưu dấu ấn sâu sắc trong lòng người dân Hà thành suốt gần một thế kỷ tồn tại.
Nhà phê bình lý luận Nguyễn Đỗ Bảo đánh giá: “Ca từ của những bài hát xẩm trên tàu điện dạy đạo đức, lễ giáo, cách ứng xử giữa con người với con người, trong mối quan hệ xã hội đương thời mà người ta cho là hợp tình, hợp lý. Xẩm có giá trị nhân văn rất lớn, tuy chưa phát triển thành loại hình biểu diễn độc đáo hoặc có giá trị nghệ thuật nhưng với hoàn cảnh điều kiện ở Việt Nam từ thời bao cấp trở về trước thì nghe hát xẩm đã thú vị lắm rồi”. Nhà phê bình cũng gửi lời cảm ơn tới ban tổ chức chương trình đã nâng “xẩm tàu điện” lên một bước, mở ra một khung trời mới, cách biểu diễn mới phù hợp với đời sống hiện đại ngày nay, tuy nhiên ông cũng đưa ra một số góp ý về cách nhả chữ, cách gõ phách cần truyền thống hơn, gần với xẩm xưa hơn.
Đêm diễn còn có sự tham gia của nghệ sỹ nhí Thanh Thanh Tấm – thế hệ trẻ sẽ tiếp nối lưu truyền và bảo tồn loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian độc đáo này.
Chia sẻ cảm xúc khi được nghe hát “xẩm tàu điện”, NSND Phạm Thị Thành cho rằng buổi biểu diễn đã gợi nhắc lại những ký ức xa xưa. Từ âm nhạc, lời văn, cách biểu diễn mộc mạc, trang phục không cầu kỳ, tự đàn lấy là chính, lời tự đặt lấy là chính, không quy định giai điệu cụ thế, mà tùy theo từng người có thể lên xuống, ngân nga, vừa nói vừa hát. Qua nhiều giai đoạn, thế hệ đã có lúc xẩm bị mai một hay mất đi nhưng vẫn được bản thân chị và nhiều người Việt Nam yêu thích là bởi xẩm rất dễ đi vào lòng người. “Người Việt Nam mình thích cách hát rõ lời, mà hát xẩm rõ lời quá, lời đơn giản dễ hiểu, dễ thuộc, nên xẩm đã thấm vào máu, vào tâm hồn của người Việt Nam một cách vô thức khi nào không hay”. NSND giải thích thêm.
Với cương vị là người biểu diễn xẩm trên sân khấu, NSƯT Thanh Ngoan duyên dáng tâm sự về nguồn gốc của các loại hình văn hóa dân gian truyền thống: “Chúng ta không thể khẳng định chắc chắn xẩm ra đời từ lúc nào, nhưng Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước, lời ca tiếng hát được sáng tác ngẫu hứng và xuất phát từ trong lao động sản xuất, sau đó được đúc rút, lưu truyền từ đời này sang đời khác để bây giờ chúng ta có những câu hát dân gian truyền thống như ngày nay, trong đó có xẩm. Có thể khẳng định xẩm được chính người Việt Nam sáng tạo ra, để chuyển tải tư tưởng, tình cảm của người Việt”.
Qua những giây phút trò chuyện với các nghệ sĩ khách mời, khán giả được biết thêm nhiều điều thú vị về nền âm nhạc dân gian Việt Nam về nghệ thuật xẩm, cũng như thêm yêu quý và tự hào về truyền thống dân tộc, về những nét văn hóa riêng biệt, không trộn lẫn của đất Hà Thành ở thế kỷ trước

Quỳnh Vinh





Ý kiến của bạn
Tên của bạn:  
Email:
Tiêu đề:  
Tắt bộ gõ Tự động Telex VNI VIQR
 


Xem tiếp 
Các bài mới:
     Triển lãm “Hành trình 30 năm Hội Điện ảnh TP HCM” (31/10)
     Lịch phát sóng ANTV ngày 31/10 (31/10)
     Phim truyền hình "Hai phía chân trời”: Cuộc sống chân thực của người Việt xa xứ (30/10)
     Liveshow “Dương Thụ - những câu chuyện kể của tôi” (30/10)
     Kết quả trắc nghiệm Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào tuần thứ 28 (30/10)
     Nhiều nghi lễ độc đáo của người Chăm sẽ diễn ra tại Hà Nội (30/10)
     Liên hoan truyền hình CAND lần thứ IX chính thức khởi động (30/10)
Các bài đã đăng:
     K-Pop Festival 2012 - Concert in Viet Nam: “Bữa tiệc” đặc biệt cho giới trẻ (27/10)
     Kịch mới “Tình nhân đến với tình nhân”: Quà tặng mùa cưới (27/10)
     Liên hoan hát then, đàn tính toàn quốc tại Lạng Sơn (27/10)
     Lịch phát sóng ANTV ngày 27/10/2012 (27/10)
     Đưa kênh Truyền hình CAND tiếp tục vươn ra thế giới (27/10)
     Vở "Vua Lear" sẽ kết hợp cả âm nhạc, khiêu vũ và kịch nói (26/10)
     Hòa nhạc kỷ niệm quan hệ ngoại giao Việt - Hàn (26/10)