Hiển thị các bài đăng có nhãn unesco. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn unesco. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại

Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phân bố các kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại trên thế giới (2005)
Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại hay Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại là danh sách được UNESCO đưa ra để công nhận giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể trên thế giới. Danh sách này được bắt đầu năm 2001 với 19 di sản, năm 2003 danh sách có thêm 28 di sản. Danh sách tiếp theo được lập vào ngày 25 tháng 11 năm 2005.
Mỗi di sản văn hóa phi vật thể muốn có tên trong danh sách phải được một hoặc nhiều quốc gia đề cử cho UNESCO trước khi được một ủy ban của tổ chức này xem xét khả năng đưa vào danh sách.
Tại hội nghị lần thứ 3 họp tại Istanbul tháng 11/2008, để nâng cao nhận thức về tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, Ủy ban liên chính phủ về bảo tồn Di sản phi vật thể đã đưa ra hai danh sách:
  • Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
  • Danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp
Các kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đã được công bố trước đây nay được chuyển vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Mục lục

Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Danh sách này biểu hiện sự đa dạng của các di sản văn hóa phi vật thể và giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các di sản đó. UNESCO đã công bố 90 di sản trong năm 2008 (trước đây đã được công bố là kiệt tác), 76 di sản trong năm 2009 và 47 di sản trong năm 2010[1].
Tính đến cuối năm 2010, có 213 di sản được UNESCO công nhân là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại[1]. Thống kê cụ thể như sau:
VùngSố lượng di sản phi vật thể đại diện của nhân loạiSố nước/vùng lãnh thổ có di sảnSố lượng di sản đa quốc giaGhi chú
Châu Phi17153
Các nước Arập11122Trong đó có 01 di sản chung với khu vực châu Âu và Bắc Mỹ, 01 di sản với khu vực châu Âu và Bắc Mỹ và khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Châu Á-Thái Bình Dương10220[E]4Trong đó có 01 di sản chung với khu vực châu Âu và Bắc Mỹ, 01 di sản chung với các nước Arập và khu vực châu Âu và Bắc Mỹ.
Châu Âu và Bắc Mỹ5721[F]5Trong đó có 01 di sản chung với các nước Arập, 01 di sản với các nước Arập và châu Á-Thái Bình Dương, 01 di sản với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Châu Mỹ Latinh và Caribbe30163
Tổng số2138413

Danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp

Cũng từ năm 2008, UNESCO bổ sung thêm Danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, gồm các di sản phi vật thể mà cộng đồng có liên quan và các quốc gia thành viên UNESCO cần có các biện pháp khẩn cấp để bảo tồn. Danh sách này góp phần huy động sự hợp tác quốc tế và sự hỗ trợ cho các bên liên quan để thực hiện các biện pháp bảo vệ thích hợp. Trong năm 2009, UNESCO công bố 12 di sản và trong năm 2010 là 10 di sản thuộc nhóm này.
Quốc gia/vùng lãnh thổTên di sảnNăm được công nhận
Trung QuốcMeshrep2010
Trung QuốcKỹ thuật đóng thuyền không thấm nước của Trung Quốc2010
Trung QuốcWooden movable-type printing of China2010
CroatiaHát Ojkanje2010
Việt NamCa trù2009
PhápCantu ở paghjella: trường ca và nghi thức tế lễ truyền miệng trên đảo Cors2009
Mông CổMongol Biyelgee, vũ điệu dân gian cổ truyền Mông Cổ2009
Mông CổMongol Tuuli, thiên sử thi Mông Cổ2009
Trung QuốcLễ hội năm mới của dân tộc Khương2009
BelarusRite of the Kalyady Tsars (Christmas Tsars)2009
MaliThe Sanké mon: collective fishing rite of the Sanké2009
LatviaKhông gian văn hóa Suiti2009
Trung QuốcMeshrep2009
Trung QuốcTraditional design and practices for building Chinese wooden arch bridges2009
Trung QuốcKĩ thuật dệt vải cổ truyền của dân tộc Lê (đảo Hải Nam): xe sợi, nhuộm, dệt và thêu2009
Mông CổNhạc cổ truyền của Tsuur2009
KenyaTraditions and practices associated to the Kayas in the sacred forests of the Mijikenda2009
Ngoài ra, trong năm 2009, UNESCO cũng công nhận ba di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp nhất theo điều 18 của Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (tiếng Anh: Register of best Intangible Heritage safeguarding activities - Article 18).
Quốc gia/vùng lãnh thổTên di sảnNăm được công nhận
Tây Ban NhaCentre for traditional culture – school museum of Pusol pedagogic project2009
IndonesiaEducation and training in Indonesian Batik intangible cultural heritage for elementary, junior, senior, vocational school and polytechnic students, in collaboration with the Batik Museum in Pekalongan2009
Bolivia (Plurinational State of) – Chile – PeruSafeguarding intangible cultural heritage of Aymara communities in Bolivia, Chile and Peru2009

Di sản phi vật thể tại Việt Nam

Tại Việt Nam hiện đã có 6 di sản phi vật thể được UNESCO công nhận là Di sản thế giới theo thứ tự từ mới nhất đến cũ nhất là:
  • Hát xoan là di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, được công nhận ngày 24/11/2011.
  • Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng, Hà Nội, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, được công nhận ngày 16/11/2010.
  • Ca trù là di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, được công nhận ngày 01/10/2009.
  • Dân ca Quan họ, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, được công nhận ngày 30/9/2009.
  • Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào năm 2005, đến năm 2008 được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
  • Nhã nhạc cung đình Huế, di sản văn hóa thế giới phi vật thể đầu tiên tại Việt Nam, được công nhận tháng 11 năm 2003, đến năm 2008 được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Các đề cử mới cho di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam:

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b UNESCO. Intangible Heritage Lists. Truy cập 22/01/2011.

Liên kết ngoài